Tuần -15 - Ngày 16/04/2024
SỰ KIỆN TRONG TUẦN
Hỏi:

Em cảm thấy vô hướng quá  

Em chào thầy ạ, em là 1 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và cũng đang học trong lớp Kiến trúc Công nghiệp của thầy ạ. Em có 1 số vấn đề nội tâm rất mong muốn được thầy giúp đỡ và mách bảo ạ. 
Vấn đề chính em đang gặp phải là em cảm thấy rất vô hướng như trong tiêu đề ạ. Em thấy bản thân mình không có tý năng lực nào để mai sau có thể hành nghề kiến trúc sư. Hiện tại em bị nản chí và cũng lo sợ nữa. Em vào trường cũng vì ước mơ có thể xây ngôi nhà do chính mình thiết kế và hành nghề. Nhưng em cảm thấy mình không đủ năng lực để có thể hành nghề, kiến thức trên trường là vô cùng lớn mà dù e đã học rồi nhưng lại bị quên lãng chỉ sau 1 học kỳ. Em cũng không giỏi vẽ và vẽ rất xấu nếu vẽ tay thì nhìn rất trẻ con và thiếu chuyên nghiệp, nhìn các bạn khác em cảm thấy rất tự ti, Em cũng không biết mình còn có thể đủ trình độ để đi thực tập không nữa. Chuyên môn của em em tự đánh giá là khá tệ, em rất suy sụp và cố gắng học những gì có thể mà chuyên ngành cần. Thầy có thể cho em xin ý kiến và liệu có giải pháp khắc phục không ạ, em rất sợ rằng nếu hành nghề thì bản thân không giỏi giang thì kinh tế làm ra sẽ bị thấp, không đủ sống. Vậy em phải làm sao ạ. 


Trả lời:

Thày đã nhận được thư.

Năng lực tự thân thời điểm này là kết quả của năng lực tự rèn luyện giai đoạn trước. Như em nêu trong thư, năng lực tự thân yếu, trước hết thể hiện:
i) Kiến thức chuyên môn còn nhiều khoảng trống và ngày càng rộng ra, do việc học không chăm chỉ;
ii) Trình bày bản vẽ kiến trúc xấu, do không cẩn thận khi thiết kế;
iii) Mất niềm tin vào chính mình, nản chí và dẫn đến lo sợ cho tương lai. 
Phải thấy đó là điều không tốt đẹp do chính em gây ra, để có trách nhiệm mà sửa mình. 
Được gia đình hỗ trợ, có sức khỏe và năng lực để học đến năm thứ 3, là may mắn lắm, khi so sánh với rất nhiều thanh niên người Việt khác. 

Một số việc phải làm ngay: 
i) Thay đổi ngay nhận thức cũ: Ta phải trở thành người tài với cả kỹ năng cứng và mềm phù hợp để cạnh tranh và hợp tác, không chỉ trong kiến trúc mà cả lĩnh vực liên quan khác mà xã hội đang cần và tạo ra giá trị gia tăng;
ii) Sử dụng thời gian hợp lý: Một ngày ngủ đủ 6- 7 tiếng để tái tạo sức lao động. Thời gian còn lại dành cho: Học ngoại ngữ và chuyển đổi số; Đi học đầy đủ và lắng nghe bài giảng; Đọc sách và tài liệu bổ sung kiến thức; Chủ động trao đổi chuyên môn với giảng viên và bạn bè;
iii) Chăm chỉ tự học tập: Lời chê ghê gớm nhất là Kẻ lười nhác. Từ Kẻ lười nhác đến Kẻ hèn hạ và vô dụng rất gần nhau. Không phải lúc nào cũng có người bên cạnh mà học hỏi, mà phải có kế hoạch tự học, từ trong sách vở đến mạng xã hội và thực tế;
iv) Mở ra với thế giới bên ngoài: Tìm người có đức, có tài mà chơi để học kiến thức và sự đồng thuận; Ra với môi trường tự nhiên mà hòa vào trong đó. Sẵn sàng trải nghiệm làm những điều tốt đẹp; 
v) Còn 2 năm nữa mới ra trường. Phải học để tốt nghiệp đại học, điểm khởi đầu sự nghiệp của một người tri thức. Đây là thời gian đủ để em tìm lại sự cân bằng cảm xúc và tận tâm thay đổi chính mình.

Nếu có vấn đề gì về việc học tập có thể trao đổi với thày. Thày sẵn sàng đồng hành.

Ngày 4/11/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 
Hỏi:

Em kính chào thầy ạ.
Em đang đọc lần 2 quyển sách Nghĩ giàu làm giàu, xuất bản lần đầu năm 1937. Quyển sách được viết từ 90 năm trước nhưng nó vẫn đang phản ánh nhiều thực tế.
Em đã đọc được rằng "các cơ sở giáo dục cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên".
Em nghĩ đó là việc các thầy đang làm không ngừng. 
Em viết mail này để cảm ơn công việc của thầy ạ.

Em cảm ơn thầy đã đọc ạ.
Sinh viên 60KD3


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Rất cám ơn về những dòng chia sẻ, động viên. 
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ liên quan đến việc đào tạo kỹ năng cứng mà còn phải là kỹ năng mềm, liên quan trước hết đến năng lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. 
Cuốn sách "Nghĩ giàu, làm giàu" chỉ là một trong những nội dung mà thế hệ trẻ quan tâm.
Điều lớn lao hơn là họ phải có năng lực tự thân và năng lực tự rèn luyện để hình thành sự nghiệp và trở thành người tốt cho gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với chuẩn mực chung của loài người trong thế kỷ 21. 
Sinh viên là tương lai của thày.
Thày cùng các thày cô giáo khác đang nỗ lực hết sức để biến tương lai tốt đẹp đó thành hiện thực. 
Thày đang viết một cuốn sách với tiêu đề: 'Nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên (và cựu sinh viên) trong lĩnh vực xây dựng'. Dự kiến tháng 5/2023 xuất bản. 
Chúc mọi điều tốt lành. 
Ngày 8/3/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 

 
 
Hỏi:

 

Thưa thầy, em xin gửi kết quả bigfive mới của bản thân, qua đây em cũng xin cảm ơn thầy vì thông qua bài khảo sát bigfive và những lời thầy nói, em đã cố gắng khắc phục những yếu điểm của bản thân và cũng như trau dồi thêm kiến thức để khai phá bản thân, và thực tế đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống và công việc của em, tuy vậy bản thân em cũng vẫn còn những thiếu sót, những điều em chưa thay đổi đc, em mong thầy thông cảm và trân thành cảm ơn thầy đã lắng nghe em.

 

Sinh viên Khóa 53KD, Khoa Kiến trúc Quy hoạch, ĐHXD Hà Nội

 


Trả lời:

 

Đã nhận được kết quả Big Five. Nên ghép thêm kết quả của những sinh viên khác, người khác để có thể so sánh và rút ra được nhận xét ta là ai và từ đó tự sửa mình. 

Kết quả cho thấy: Tính cách (hay kỹ năng mềm) thuộc loại trung bình. Yếu về tính hướng ngoại. 

Từng bước, từng bước mà cố gắng hơn. 

 

Ngày 3/2/2023, thày Phạm Đình Tuyển 

 


Hỏi:  Em gửi thầy kết quả Big Five ạ.




Trả lời: Thày đã nhận được kết quả đánh giá Big Five của em. 
Sau một năm tự nhìn nhận mình là ai và đã có những thay đổi . 
Tính cách Tận tâm và Hướng ngoại được cải thiện so với trước. 
Tính cách Cân bằng cảm xúc vẫn yếu như cũ. Theo các nghiên cứu mà thày được biết, tính cách Cân bằng cảm xúc là cốt lõi. Mọi năng lực hoạt động chuyên môn, xã hội của một con người đều dựa vào đây mà ra cả. 
Ta có mặt trên đời này đều có nguyên cớ tốt đẹp nào đó.  Phải tự tin hơn nữa vào chính mình, trước hết là từ công việc chuyên môn, nay chính là đồ án tốt nghiệp. 
Thày sẽ hỗ trợ chuyên môn để em có kết quả tốt nhất trong việc thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp. 
Ngày 10/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển.  
 

Hỏi: E chào thầy ạ! E là Thắng ,sinh vien nhận đồ án tốt nghiệp nhóm thầy, nhóm mình có nhóm zalo riêng hay thế nào để trao đổi về đồ án k ạ ? Em tìm sđt thầy để add Zalo nhưng không được ạ! Em cảm ơn thầy.
Trả lời: Trao đổi trực tiếp với thày qua mail. 
 
Một số nội dung chính thực hiện trong 4 tuần đầu tiên: :
 
1) Đọc kỹ các yêu cầu về nội dung Học phần đồ án tốt nghiệp của Khoa và Bộ môn KTCN; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành ngay trong tuần thứ 1)  
2) Báo cáo về tên đề tài tốt nghiệp, vị trí cụ thể khu đất dự kiến theo tỷ lệ 1/500 (hoàn thành trong tuần thứ 1)
3) Chuản bị các quy định, tiêu chuẩn thiết kế có liên quan đến đề tài; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành trong tuần thứ 2)
4) Tìm 5 ví dụ trên thế giới về các công trình tương tự với loại hình dự kiến trong đề tài tốt nghiệp; nhận xét và đánh giá, kết luận rút ra để có thể ứng dụng cho đề tài (4 tuần phải hoàn thành); 
5) Đọc lại các nguyên lý thiết kế kiến trúc đã được học (phải làm ngay và liên tục cho đến khi bảo vệ đề tài);
6) Nên tự đánh giá Ta là ai. Đánh giá theo phần mềm  Big Five- tính cách sinh viên, để thày biết rõ hơn về sinh viên. 
Phần mềm đánh giá: http://talaai.com.vn/   (talaai.com.vn)
Sau đó gửi ngay kết quả đánh giá tính cách cho thày, để có thể hỗ trợ. 
 
Gặp nhau 2 tuần/lần. Mỗi lần gặp cần chuẩn bị sẵn câu hỏi để có thể trao đổi tối đa những vấn đề liên quan đến đề tài tốt nghiệp mà không tự trả lời được. 
Địa điểm gặp: Chiều thứ tư hàng tuần, từ 16h - 17h30 tại Văn phòng Bộ môn KTCN. 
 
Đồ án tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng của đời người lao động trí óc. 
Phải nỗ lực hết sức và dành tất cả thời gian, nguồn lực cho đồ án. Từ đây mới có kết quả tốt nhất, để trải nghiệm, hình thành năng lực cần thiết chuẩn bị cho việc ra trường và làm việc với vô số những người tài khác trong xã hội. 
 
2/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển. 
 

Hỏi:  Em chào bộ môn ạ, em là Hoàng Đức Dương lớp 66XD8 msv-0013966 đang làm bài tiểu luận về công trình dân dụng ạ em thấy bộ môn có đăng bài về công trình galaxy soho ở Trung Quốc vậy em muốn xin bộ môn cho em bài đăng đó được không ạ, em xin cảm ơn bộ môn,em chào bộ môn ạ.


Trả lời: Trang WEB bmktcn.com được thành lập với mục tiêu chính là phục vụ sinh viên. Đương nhiên là em được đăng lại các bài viết trên trang WEB này. 
Chủ  biên: TS. Phạm ĐÌnh Tuyển 

Hỏi:

Em gửi thày bài Trắc nghiệm tính cách – Big Five (talaai.com.vn)


Trả lời:

Thày đã nhận được biểu tượng Big Five của em. Đây là Big Five rất điển hình của sinh viên. Em còn là người mạnh về Hướng ngoại, một tính cách rất được coi trọng trong Thời đại liên kết và hội nhập. 
Do còn trong giai đoạn là sinh viên gắn với Học hỏi, Học tập là chính và chưa có Học hành, nên tính cách Tận tâm của em còn thiếu mạnh mẽ so với tính cách khác.  
Khi làm việc trong doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, người sử dụng lao động đánh giá trước hết tính cách Tận tâm và là kỹ năng mềm cơ bản của mỗi nhân viên. 
Không đợi đến lúc ra trường, ngay từ bây giờ em dành quan tâm hơn cho tính cách này. Nếu làm được như vậy, sẽ thuận lợi hơn khi thử việc và nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. 
Khi trắc nghiệm Big Five, Tận tâm cũng là tính cách nổi trội của thày. Trong công việc, thày luôn có thiện cảm với những người Tận tâm. 
Chúc em sớm trở thành con người thật sự Tận tâm. 

Ngày 24/4/2021, Thày Phạm Đình Tuyển. 


Hỏi:

Em thưa thầy, thầy có thể cho em hỏi làm sao mình có thể kết nối làm quen với những người giỏi hơn mình ạ, em cảm ơn thầy.


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Đối với một đất nước: Hiền tài như nguyên khí quốc gia. Mạnh hay yếu từ đó mà ra cả.
Đối với một cá nhân: Suốt cả đời gắn với việc học: Học cái gì và học thày nào. Và sự học luôn đi cùng với sự sang trọng và thịnh vượng.
Những người giỏi hay người hiền tài có thể thức tỉnh cho ta học cái gì một cách hiệu quả và qua đó họ cũng trở thành thày của ta.
Người tài giỏi là người làm những việc mang lại giá trị gia tăng cao mà người thường không làm được. Người hiền tài là người mang tài của mình ra giúp xã hội.
Vị thế xã hội cấp độ nào thì có người tài, người hiền tài cấp độ đó, ví như người tài giỏi trong lớp, trong trường, trong ngành, trong vùng, trong quốc gia và thế giới.
Mỗi người thường tìm và chơi với người giỏi phù hợp với vị thế của họ. Khi tiến bộ, sang một vị thế mới cao hơn, lại tìm thày giỏi tương xứng ở vị thế đó mà học.
Khi đã tài giỏi trong một vị thế, chính ta lại trở thành người thày để dẫn dắt những người khác chưa có điều kiện giỏi bằng ta. Từ đây ta cũng có được phẩm cách của người chủ và người lãnh đạo.  
Khi đã hiểu được sự cần thiết của việc tìm người giỏi hay người hiền tài để học và hành, thì tất yếu ta sẽ tự thay đổi để tìm được cách kết nối với họ.
Những hiền tài luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp. Vậy hãy thể hiện cho họ thấy tính cách của ta cũng luôn mạnh mẽ hướng về điều đó.
Là sinh viên, trước hết hãy tìm thày hay người giỏi trong lớp, khoa, trường; trong gia đình và dòng họ để học.
Thày chúc em sớm thành công.

Ngày 19/4/2021. Thày Phạm Đình Tuyển


Hỏi:

Em thưa thầy (cô). Trong quá trình làm đồ án thì trong lớp có nhóm không hoà đồng được và bạn trong nhóm xin sang nhóm khác. Vậy bạn đó đề xuất chuyển nhóm với thầy trong buổi thông tới luôn được không ạ? Em cảm ơn ạ!


Trả lời:

Bộ môn đã nhận được thư của em. 
Học kỹ năng mềm phối hợp với các thành viên có liên quan trong hoạt động tư vấn là một trong những mục tiêu của việc Làm đồ án theo nhóm. 
Ai cũng phải nỗ lực tự học điều này để đình hình được nhận thức: Sức mạnh và vị thế của một tổ chức chủ yếu được xây dựng trên nền tảng của việc "Cùng nghĩ,Cùng làm".Từ đó mới mong công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
23/4/2019. Thày Phạm Đình Tuyển 


Hỏi:

Em chào thầy, các câu trả lời của thầy khiến em thấy rất hữu ích. Em muốn hỏi thầy khi thầy gặp những bế tắc hay thất bại trong cuộc sống thầy đã tự khắc phục như thế nào, có khi nào thầy cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình không. Hiện tại có những lúc em cảm thấy kém cỏi so với  người khác, xin thầy cho em lời khuyên được không ạ?

Em cảm ơn thầy rất nhiều. 
Trả lời:


Thày đã nhận được thư của em 
Chắc chắn trong cuộc đời không có ai chỉ toàn thành công cả. 
Trong hoạt động chính trị, thất bại là gắn với tính mạng. 
Trong hoạt động kinh tế, thất bại là gắn với thiệt hại về kinh tế và thời gian.
Trong hoạt động xã hội, thất bại là mất niềm tin và vị thế… 

Trong thời đại hội nhập ngày nay, con người phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh mà trong nhiều trường hợp ta còn chưa biết nhiều về họ; giống như đi thi Olimpic mà không biết sẽ phải thi môn gì; đến đó mới rõ. 
Chính vì vậy, xã hội bây giờ cần những người: i) Tư tưởng tiến bộ; ii) Yêu tự do; iii) Hoạt động đa năng và biết liên kết với nhiều người để làm nhiều việc; trong đó đặc biệt với em là nhân tố thứ ba. 

Nếu một người chỉ chăm chăm làm một việc; việc đó thất bại có nghĩa là mất tất cả. 
Nếu một người làm ba việc; một việc thành công, hai việc thất bại, điều đó cũng chấp nhận được.
Nếu một người làm năm việc; ba việc thành công, hai việc thất bại, điều đó được coi như đã thành công.  

Đã đi học được đến bậc đại học, chắc chắn em có cơ hội hơn rất nhiều người không có điều kiện đi học ngoài xã hội kia (thậm chí nhiều người còn khuyết tật). 
Hãy học và rèn luyện trở thành người đa năng, nghĩa là tập làm nhiều việc một lúc (ưu tiên là việc theo chuyên môn giỏi nhất của mình, tiếp đến là việc mà xã hội đang cần và cuối cùng là việc mà mình yêu thích). Cũng chính từ đây em sẽ tìm được những mặt mạnh của mình.
Đối với những người tri thức, trong tâm thức của họ không có chỗ cho từ “bế tắc” và “mệt mỏi”, chỉ có từ “khó khăn” và “sáng tạo” để vượt qua mà thôi. (Tất nhiên, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những nỗi đau buồn, ví như sự mất mát của người thân, bạn bè, đồng loại). 
Một điều nữa em cũng cần biết: Sức mạnh để làm những điều khác biệt và sẽ thành công, không phải chỉ xuất phát từ bản thân em, từ thế giới thực tại này, mà còn được khởi nguồn từ sức mạnh tinh thần của tiền nhân, tổ tiên và dòng họ gia đình em. Vì vậy, phải tìm hiểu, học để phát huy cho được sức mạnh tinh thần này, thậm chí biến thành niềm tin cốt lõi của mình.  

Chúc em trở thành con người đa năng và thành công.  

Ngày 4/12/2018. Thày Phạm Đình Tuyển  

 


Thông tin định kỳ
+ Câu hỏi ôn thi môn học Kiến trúc CN - DD
+ Câu hỏi ôn thi môn học KTCN
+ Bảng giờ lên lớp
+ Giải thưởng Loa Thành
+ Quyết định số 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam
+ Quy định mới về Quy chế đào tạo ĐH hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHXD
+ Chương trình khung môn học học phần tiến sỹ chuyên ngành Kiến trúc Công nghiệp
+ Dạy học theo tiếp cận “CDIO” trong đào tạo đại học
+ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
+ NQ số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT
+ Bộ Xây dựng cung cấp 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
+ NĐ 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH
+ Công bố Báo cáo Việt Nam 2035
+ Hệ thống tài liệu phục vụ thực hiện học phần Đồ án KTCN và Công trình đầu mối HTKT
+ Danh mục các video trên WEB bmktcn.com
+ Truyền thuyết Kiến trúc kho báu Chùa Một Cột
+ Danh mục các dự án quy hoạch KCN tại VN
+ Danh mục dự án QH các KKT ven biển Việt Nam
+ Danh mục dự án QH các KKT cửa khẩu tại VN
+ Danh mục hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật trên WEB bmktcn.com
Lịch sử Kiến trúc
Alhambra, Generalife và Albayzín, Granada, Tây Ban Nha
06/06/2021

Thông tin chung:
Công trình: Alhambra, Generalife và Albayzín (Alhambra, Generalife and Albayzín)
Địa điểm: Granada, Cộng đồng tự trị Andalusia, Spain (N37 10 36.012 W3 35 39.984)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích Di sản 450ha; diện tích vùng đệm 67ha.
Năm hình thành:
Giá trị: Di sản thế giới (năm 1984, gia hạn năm 1994, hạng mục i, iii, iv) 

Tây Ban Nha (Spain) là một quốc gia ở Tây Nam Châu Âu với một số vùng lãnh thổ tại eo biển Gibraltar và Đại Tây Dương. 
Lãnh thổ lục địa Châu Âu của Tây Ban Nha nằm trên Bán đảo Iberia (Iberian Peninsula, góc tây nam châu Âu, gồm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Andorra, một phần nhỏ của Pháp và Gibraltar, lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland).  
Tây Ban Nha cũng bao gồm hai quần đảo: Quần đảo Canary ngoài khơi Bắc Phi và Quần đảo Balearic ở Địa Trung Hải. Các vùng đất châu Phi gồm Ceuta, Melilla và Peñón de Vélez de latylesra khiến Tây Ban Nha trở thành quốc gia châu Âu duy nhất có biên giới thực với một quốc gia châu Phi (Maroc).
Một số hòn đảo nhỏ ở Biển Alboran cũng là một phần của lãnh thổ Tây Ban Nha. 
Đất liền của Tây Ban Nha giáp với phía nam và đông biển Địa Trung Hải; về phía bắc và đông bắc giáp Pháp, Andorra và Vịnh Biscay; về phía tây và tây bắc lần lượt là Bồ Đào Nha và Đại Tây Dương.
Tây Ban Nha có diện tích 505.990 km2; dân số 47,43 triệu người (năm 2020); Thủ đô và thành phố lớn nhất là Madrid. 
 

Con người hiện đại đầu tiên đến Bán đảo Iberia vào khoảng 35.000 năm trước. 
Các nền văn hóa Iberia cùng với các nền văn hóa Phoenicia, Hy Lạp (Ancient Greece), Celts và Carthage
(Carthaginian Iberia) cổ đại đã phát triển trên bán đảo cho đến khi nằm dưới sự cai trị của La Mã vào khoảng năm 200 trước Công nguyên (TCN).  

Vào cuối thời kỳ Đế chế Tây La Mã (Western Roman Empire, tồn tại năm 395–476/480), người Germanic và các bộ tộc liên minh đã di cư từ Trung Âu đến xâm chiếm Bán đảo Iberia và thiết lập các vương quốc tương đối độc lập ở phía tây của bán đảo. Một trong số họ là người Visigoth, đã hợp nhất tất cả các lãnh thổ độc lập còn lại trên bán đảo, bao gồm cả tỉnh Byzantine của Spania vào Vương quốc Visigothic (Visigothic Kingdom, tồn tại năm 418 – 721).
Vào đầu thế kỷ 8, Vương quốc Visigothic đã bị chinh phục bởi Vương quốc Hồi giáo Umayyad (Umayyad Caliphate, tồn tại năm 661–750, thủ đô là Damascus, Syria, Tây Á ngày nay).
Một số vùng đất Cơ đốc giáo ở phía bắc Bán đảo Iberia nằm ngoài sự cai trị của người Hồi giáo, cùng với sự xuất hiện của Đế chế Carolingian (Carolingian Empire, tồn tại năm 800–888) đã dẫn đến sự hình thành các tiểu vương quốc Cơ đốc giáo như León, Castile, Aragon, Navarre và Bồ Đào Nha. 


Hơn bảy thế kỷ, sự mở rộng về phía nam Bán đảo Iberia của các vương quốc này lên đến đỉnh điểm với việc Cơ đốc giáo xóa bỏ chính thể Hồi giáo cuối cùng, Vương quốc Granada (Emirate of Granada, tồn tại năm 1230–1492) vào năm 1492, cùng năm Christopher Columbus (nhà thám hiểm người Ý, 1451- 1506) đến Tân Thế giới.  
Quá trình tập hợp chính trị giữa các tiểu vương quốc Cơ đốc giáo cũng diễn ra ngày sau đó. Vào cuối thế kỷ 15, chứng kiến ​​sự hợp nhất giữa các tiểu vương quốc Castile và Aragon thành Vương quốc Công giáo Tây Ban Nha (Catholic Monarchs of Spain). Sự thống nhất với tiểu vương quốc Navarre diễn ra vào năm 1512.
Đế chế Tây Ban Nha (Spanish Empire/ Chế độ quân chủ Thiên chúa giáo Tây Ban Nha, tồn tại năm 1492–1976) đã liên minh với Vương quốc Bồ Đào Nha (Kingdom of Portugal, tồn tại năm 1139–1910) để thành lập Vương triều Hapsburg (Habsburg Spain, tồn tại năm 1516–1700).
Các nhà cai trị Habsburg đã đạt đến đỉnh cao về ảnh hưởng và quyền lực: Kiểm soát lãnh thổ bao gồm Châu Mỹ, Đông Ấn; các nước Spanish Netherlands, Bỉ, Luxembourg và một phần lãnh thổ hiện thuộc Ý, Pháp và Đức ở Châu Âu; Vương quốc Bồ Đào Nha (từ năm 1580 - 1640) và nhiều vùng lãnh thổ nhỏ khác như Ceuta và Oran ở Bắc Phi. 
Giai đoạn lịch sử Tây Ban Nha này còn được gọi là " Thời đại khám phá " (Age of Discovery). 
 

Vào đầu thời kỳ hiện đại, Tây Ban Nha là một trong những đế chế lớn nhất trong lịch sử, cũng như là một trong những đế chế toàn cầu đầu tiên; tạo ra một di sản văn hóa và ngôn ngữ lớn với hơn 570 triệu người Hispanophones), khiến tiếng Tây Ban Nha trở thành ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ), được nói nhiều thứ hai trên thế giới sau tiếng Quan Thoại Trung Quốc (Mandarin Chinese).
Tây Ban Nha là nơi  số lượng Di sản Thế giới được UNESCO công nhận lớn thứ ba thế giới. Tính đến tháng 7 năm 2019, Tây Ban Nha có tổng số 48 địa điểm được ghi trong danh sách, chỉ đứng sau Trung Quốc (55) và Ý (55). 

Ngày nay, Tây Ban Nha được chia thành 17 cộng đồng tự trị và 2 thành phố tự trị. Các cộng đồng tự trị (vùng, bang) được chia thành 50 tỉnh (khu vực). 

Granada là thủ phủ của tỉnh Granada, thuộc Cộng đồng tự trị Andalusia (diện tích 87268km2, dân số năm 2016 khoảng 8,3 triệu người), nằm tại miền nam Tây Ban Nha
Thành phố Granada nằm ở chân dãy núi Sierra Nevada, nơi hợp lưu của 4 con sông là DarroGenilMonachil và Beiro, nằm ở độ cao trung bình 738m so với mực nước biển. Dân số của thành phố là 232 ngàn người (năm 2018).
Ngày nay, thành phố Granada là một trong những điểm du lịch chính tại Tây Ban Nha, trong đó có các di tích lịch sử Hồi giáo nổi tiếng như Alhambra, Generalife và Albayzín thời Vương triều Nasrid (Nasrid Dynasty), là triều đại Hồi giáo cuối cùng ở Bán đảo Iberia.  


Bản đồ Tây Ban Nha và vị trí của thành phố Granada
 


Phạm vi Tiểu vương quốc Granada (Emirate Granada) tồn tại năm 1230 – 1492

Vương triều Nasrid (với khoảng 30 đời vua) cai trị Tiểu quốc vương quốc Granada (Emirate Granada, tồn tại năm 1230 – 1492). Bằng chứng rõ ràng về triều đại Nasrid là Quần thể cung điện Alhambra, Khu nhà vườn Generalife và  Khu phố cổ Albayzín, được xây dựng dưới thời cai trị của họ tại kinh đô Granada.
 

Di tích Alhambra, Generalife và Albayzín nằm trên hai ngọn đồi liền kề, ngăn cách bởi sông Darro. Alhambra và Generalife tại phía nam sông và Albayzín tại phía bắc sông.
Alhambra, Generalife nằm nhô lên trên khu dân cư Albayzín dưới chân đồi; nơi lưu giữ những gì còn sót lại của một thành phố Hồi giáo thời Trung cổ tại Tây Âu. 

Cung điện Alhambra với sự định cư liên tục theo thời gian, hiện là lâu đài cổ kính duy nhất được bảo tồn của thời kỳ Hồi giáo; là ví dụ tốt nhất của nghệ thuật kiến ​​trúc và trang trí thời Vương triều Nasrid.
Khu nhà vườn Generalife, nơi ở nông thôn của hoàng gia và trang trại trồng rau, là đại diện cho một trong số ít khu vực nông nghiệp có hiệu suất thời Trung cổ. Các công trình này được tạo ra nhờ kỹ thuật thủy lợi đã có tại vùng Al-Ándalus (trên bán đảo Iberia, thuộc sự cai trị của người Hồi giáo). Song, các công nghệ thủy lợi này được thiết lập tốt tại Cung điện Alhambra, Khu nhà vườn Generalife và hiện vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, khảo cổ học. 
Alhambra và Generalife là những minh họa tốt nhất về một quần thể đô thị tích hợp được yếu tố kiến ​​trúc với cảnh quan; vườn cây với cơ sở hạ tầng thủy lực độc đáo và đã có ảnh hưởng rộng khắp ra khu vực xung quanh. 

Khu dân cư Albayzín, nơi tạo nên nguồn gốc của Thành phố Granada, là một di sản quy hoạch và kiến ​​trúc đô thị phong phú của người Moorish (cư dân Hồi giáo tại khu vực Maghreb, bán đảo Iberia, SicilyMalta thời Trung cổ). Trong đó, các tòa nhà Hồi giáo xây dựng dưới thời Vương triều Nasrid và công trình xây dựng theo truyền thống Cơ đốc giáo cùng tồn tại một cách hài hòa. Phần lớn ý nghĩa của Albayzín nằm ở kiểu quy hoạch đô thị thời Trung cổ với những con phố hẹp, quảng trường nhỏ, những ngôi nhà tương đối khiêm tốn theo phong cách Hồi giáo (Moorish) và phong cách bản địa vùng Andalusia.
Khu dân cư Albayzín là một trong những minh họa tốt nhất về quy hoạch thị trấn của người Hồi giáo (Moorish), được làm phong phú bởi những đóng góp của người Cơ đốc giáo trong thời kỳ Phục hưng Tây Ban Nha và Baroque.  


Quốc huy của Vương triều Hồi giáo Nasrid, Vương quốc Granad, trên một bức tường ở Cung điện Alhambra, Tây Ban Nha

Di tích Alhambra, Generalife và Albayzín, tỉnh Granada, vùng Andalusia, Tây Ban Nha được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới với tiêu chí:  

Tiêu chí (i): Alhambra, Generalife và Albayzín là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người.
Alhambra và Generalife chứa đựng các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật được biết tới của thế giới Hồi giáo (Hispano) thời bấy giờ, trên cơ sở một hệ thống tỷ lệ. Tại đây, tất cả việc xây dựng, trang trí đều dựa trên giá trị thẩm mỹ, sử dụng thông minh nước và thảm thực vật. Cùng với truyền thống Hồi giáo, kể từ năm 1492, Hoàng gia đã nhận được những đề xuất tiên tiến nhất về quy hoạch và kiến ​​trúc cung điện phục vụ nhu cầu chính trị và nghệ thuật tạo hình theo chủ nghĩa nhân văn phương Tây (Western Humanism).
Khu phố Albayzín là hình ảnh minh họa được bảo tồn tốt nhất của thành phố Hồi giáo ở miền Nam Tây Ban Nha, đặc biệt được hình thành dưới triều đại Nasrid. Albayzín còn được làm giàu bởi những đóng góp của văn hóa Phục hưng Cơ đốc giáo và Baroque Tây Ban Nha. Đây là sự pha trộn đặc biệt và hài hòa giữa 2 giá trị truyền thống, tạo nên một hình thức và phong cách văn hóa đặc sắc. 

Tiêu chí (iii): Vật liệu xây dựng ở Alhambra và Generalife là đặc biệt độc đáo với việc sử dụng thạch cao, gỗ và gốm sứ làm các yếu tố trang trí. Cùng với việc sử dụng văn tự Ả Rập, các công trình tại đây đã được biến đổi thành một quần thể “Kiến trúc biết nói” (Talking Architecture), có nội dung liên quan đến thế giới tôn giáo, chính trị và thơ ca của Vương triều Nasrid, được bảo tồn và làm phong phú bởi những ví dụ điển hình nhất về tính nhân văn và sáng tạo nghệ thuật thời Phục hưng Tây Ban Nha. Quần thể kiến ​​trúc Alhambra và Generalife là một ví dụ sống động về sự pha trộn giữa truyền thống nghệ thuật phương Đông và phương Tây.
Albayzín đại diện cho một mô hình thu nhỏ về sự huy hoàng văn hóa vùng Andalusia tại Granada. Nền văn hóa này khởi nguồn từ Vương triều Zirid (Zirid Dynasty, tại Maghreb, tây bắc châu Phi, tồn tại năm 972–1148) lan truyền đến Vương triều Nasrid (Nasrid Dynasty, tồn tại năm 1230 – 1492).
Sự vĩ đại của nền văn hóa tiến tiến tại vùng Andalusia, bắt nguồn từ Albayzín với kiến thức khoa học tuyệt vời, phong tục xã hội cũng như ẩm thực đặc sắc và điều kiện vệ sinh được coi trọng, đã có ảnh hưởng đến tất cả các nền văn hóa châu Âu trong giai đoạn tiếp sau.  

Tiêu chí (iv): Alhambra và Generalife là minh chứng đặc biệt cho Hồi giáo Tây Ban Nha vào thế kỷ 13 - 15. Chúng tạo thành một ví dụ nổi bật về dinh thự Hồi giáo nguy nga thời Trung cổ. Những di tích này không bị phá hủy cũng như không bị thay đổi bởi thăng trầm lịch sử như các công trình khác ở vùng Maghreb lân cận (phía bắc Châu Phi với các quốc gia MarocAlgérieTunisia, Libya).
Kiến trúc và cảnh quan đô thị của Albayzín là ví dụ đáng chú ý nhất về sự tồn tại của văn hóa Andalusi kéo dài đến thời đại ngày nay. Đây là minh chứng cho khu định cư Hồi giáo (Moorish) thời Trung cổ, nơi không bị thay đổi dù bị điều chỉnh để phù hợp với lối sống của người Cơ đốc giáo sau này. Các đặc điểm chính của các khu phố cổ, về hình thức, vật liệu, màu sắc, được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nơi đây trở thành một ví dụ đáng chú ý về một thị trấn của người Hồi giáo thế kỷ 13 – 15 đã hợp nhất được với quy hoạch thị trấn thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.   


Phạm vi Di sản Alhambra, Generalife và Albayzín, tỉnh Granada, vùng Andalusia, Tây Ban Nha

Alhambra
Alhambra là một quần thể cung điện và pháo đài.
Quần thể Cung điện Alhambra nằm trên một gò núi cao, thống trị cảnh quan và nhìn xuống phía đông thị trấn Albayzín, chia thành rất nhiều bậc nền, kết nối các cụm công trình với nhau bằng bậc thang hoặc đường dốc.
Pháo đài Alhambra được bao quanh bởi các bức tường thành, tháp canh và cổng thành. Bên trong pháo đài là cung điện và công trình phụ trợ.
Ban đầu, đây chỉ là một pháo đài quy mô nhỏ, được xây dựng vào năm 889, trên tàn tích của một công sự La Mã thời cổ đại. Công trình phần lớn bị bỏ hoang cho đến khi được xây dựng lại vào giữa thế kỷ 13 bởi vua (Sultan) Mohammed ben Al-Ahmar (Vương triều Nasrid thứ nhất, Tiểu quốc Granada, trị vì năm 1238 – 1273), tạo thành lâu đài với các bức tường phòng thủ bao quanh.
Lâu đài được chuyển đổi thành Cung điện hoàng gia vào năm 1333 bởi vua Yusuf I (Vương triều Nasrid, trị vì năm 1333–1354).
Trong suốt thời gian trị vì của Vương triều Nasrid (năm 1230–1492), Quần thể cung điện tạo thành một khu phố hoàng gia với các cung điện, tòa tháp và nhiều nhà tắm.

Sau khi kết thúc giai đoạn Christian Reconquista (tái chinh phục Bán đảo Iberia của người Cơ đốc giáo) cùng với việc mở rộng vương quốc Kito giáo khắp Bán đảo Iberia và sự sụp đổ của Vương triều Nasrid ở Tiểu quốc Granada vào năm 1492, Cung điện hoàng gia Hồi giáo Alhambra trở thành Cung điện hoàng gia Công giáo (Royal Court), là nơi ở của Vua Ferdinand và vợ là Nữ hoàng Isabella (trị vì năm 1474- 1504), cai trị một liên minh giữa hai vương triều, được gọi là Nhà nước Quân chủ Công giáo Tây Ban Nha (Catholic Monarchs of Spain). Đây cũng là nơi Christopher Columbus (nhà thám hiểm và hàng hải người Ý, năm 1451 – 1506, hoàn thành 4 chuyến hành trình qua Đại Tây Dương, mở đường khai phá châu Âu và thuộc địa hóa châu Mỹ) nhận được sự tài trợ và chứng thực của Nhà nước Quân chủ Công giáo Tây Ban Nha cho các chuyến thám hiểm của mình. Cung điện đã được thay đổi một phần theo phong cách thời Phục hưng.  

Vào năm 1526, Charles V, Hoàng đế La Mã Thần thánh (Holy Roman Emperor, trị vì năm 1530 – 1556) đã cho xây dựng một cung điện mới, phù hợp hơn với Hoàng đế La Mã Thần thánh Cơ đốc giáo, theo phong cách Mannerism (còn gọi là Hậu Phục hưng). Song công trình không bao giờ được hoàn thành bởi các cuộc chiến tranh.
Cuối cùng, Cung điện Hồi giáo Alhambra xưa tiếp tục là nơi phục vụ cho các vị vua Cơ đốc giáo của Vương triều Castile (Kingdom of Castile, tồn tại năm 1065–1230 / 1715, tại phía bắc của Bán đảo Iberia). 

Bất chấp sự lãng quên trong thời gian dài, Cung điện Alhambra vẫn tồn tại như một ví dụ điển hình về nghệ thuật Hồi giáo trong giai đoạn cuối cùng ở châu Âu. Hầu hết các tòa nhà trong Cung điện được xây dựng từ một hệ thống tỷ lệ của hình tứ giác, với tất cả các phòng đều mở ra không gian trung tâm. Cung điện đạt được kích thước như hiện tại chỉ đơn giản bằng cách bổ sung dần các hình tứ giác mới, được kết nối với nhau bởi sảnh, hành lang và cùng được thiết kế theo một nguyên tắc hay triết lý: Đây là một "Thiên đường trên trái đất" (Paradise).  

Alhambra ngày nay có chiều dài khoảng 740m, chiều rộng lớn nhất 205m với diện tích khoảng 14,2ha.
Cung điện Alhambra có những trang trí rất đặc sắc.
Các cột đỡ mái vòm, đài phun nước và hồ phản chiếu đã được sử dụng để tăng thêm tính phức tạp về mặt thẩm mỹ và chức năng của quần thể.
Hình thức bên ngoài công trình đơn giản, tiết kiệm, kiên cố theo kiểu pháo đài.  
Nắng và gió được thừa nhận như một yếu tố thiết kế.
Màu xanh lam, màu đỏ và màu vàng là các màu chủ yếu được sử dụng.
Các chi tiết trang trí được thực hiện theo một hệ thống dựa trên trên hình học, biểu tượng và trang trí thực vật.
Phần trên của các bức tường có dòng chữ Ả Rập, chủ yếu là các bài thơ của Ibn Zamrak (nhà thơ, chính khách người Granada, năm 1333- 1393) và những người khác ca ngợi Cung điện, được chế tác thành hoa văn hình học trên nền thực vật Ả Rập (mô típ trang trí này còn được gọi là “Ataurique"). Phần lớn trang trí này được chạm khắc bằng vữa thạch cao. 
Phần dưới của các bức tường là tấm gạch ốp trang trí (Alicatado) với đường trang trí theo mẫu toán học phức tạp (dạng gờ như gân lá cây chạm thủng/khung /Tracery và dạng gờ nhô lên trên một bề mặt/Lacería).
Trần nhà làm bằng gỗ (gồm hệ dầm gỗ/Alfarje) với cách trang trí tương tự như tường.
Một số trần phòng tạo thành vòm bằng vữa hình tổ ong hay vòm thạch nhũ (Muqarnas/ Mocárabes), biểu tượng cho sự sáng tạo vũ trụ của Chúa; là sự chuyển đổi trang trí từ các bức tường sang trần nhà. Một trong số mái vòm thành công nhất của loại này là ở sảnh của Phòng mang tên Sư tử. 
Tại đây ít có trang trí bằng kim loại. 
Đồ nội thất nổi tiếng của Quần thể Cung điện Alhambra trước hết là những chiếc bình Alhambra hay đồ gốm  Hispano-Moresque. Đây là một phong cách đồ gốm Hồi giáo, ban đầu được tạo ra ở Tây Ban Nha, tiếp tục được sản xuất dưới thời Cơ đốc giáo với phong cách pha trộn yếu tố Hồi giáo và Châu Âu. Đây là loại gốm tinh xảo và sang trọng nhất được sản xuất ở châu Âu vào thế kỷ 14 – 15. Có những bình gốm cao đến 1,3m với nền màu trắng, trang trí màu xanh lam, trắng và vàng.  


Một trong những bình gốm cổ Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Phối cảnh Quần thể Cung điện
Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Sơ đồ vị trí các hạng mục công trình chính trong Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Quần thể Cung điện Alhambra có nhiều di tích, trong đó có một số di tích nổi tiếng:  

Tháp cổng Vela
Tháp cổng Vela (Torre de la Vela, hình vẽ ký hiệu 1) nằm tại mặt phía tây bắc của Quần thể (tại khu vực được ví như mũi tàu của Pháo đài). Cổng bao gồm một cụm công trình với 4 tầng nổi, 1 tầng hầm và 1 hầm ngục. Tháp chính có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh dài 16m, cao 26,6m. Trên nóc tháp chính có một tháp chuông nhỏ, được xây dựng vào thế kỷ 19.  


Phối cảnh Tháp cổng Vela, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Cổng trong Vino
Cổng trong Vino (Puerta del Vino, hình vẽ ký hiệu 3) nằm tại mặt phía tây của Quần thể, là cổng vào khu vực thành nội, phân cách với khu vực của người phục vụ (Alcazaba). Đây cũng là một trong những phần lâu đời nhất của Cung điện, vào đầu thế kỷ 14. Ngày nay, cụm công trình chỉ còn lại một tòa nhà 2 tầng, nằm biệt lập tại góc phía tây nam của Quảng trường Aljibes (Plaza de los Aljibes, được xây dựng vào năm 1494). Mặt tiền bên ngoài Cổng là phần cổ nhất, dạng vòm với viên đá nêm (Voussoir) nằm chính giữa vòm được chạm nổi.  

Cổng Justicia
Cổng Justicia (Cổng Công Lý/Puerta de la Justicia, hình vẽ ký hiệu 4) nằm tại mặt phía nam của Quần thể. Đây là cổng thành hoành tráng nhất, được xây dựng vào năm 1348.
Kề liền Cổng là một pháo đài hình tròn của pháo binh Cơ đốc giáo. Bên trong có các bức tường đá chạm khắc các hình tượng của thời Phục hưng tại Grananda.
Cổng còn được gọi là Cổng sân thượng Esplanada (Puerta de la Esplanada) vì không gian sân thượng rộng và trải dài sau Cổng. Hình dáng uy nghiêm của Cổng đã trở thành một trong những biểu tượng của Quần thể Cung điện Alhambra.
Trên cánh cửa của Cổng có trang trí các biểu tượng của cả Hồi giáo và Cơ đốc giáo.
4 cột trụ trang trí theo phong cách Hồi giáo bằng gỗ mạ sắt gần đây đã được phục hồi. Bên trong các công trình, mái vòm, tường được sơn màu gạch đỏ, một trong những đặc điểm của kiến trúc Vương triều Nasrid. 


Phối cảnh mặt phía đông Cổng Justicia, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Trang trí tại mặt phía tây Cổng Justicia, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Tháp canh Infantas
Tháp canh Infantas (Torre de la Infantas, hình vẽ ký hiệu 7) nằm tại mặt phía đông bắc của Quần thể. Đây là một trong các tháp canh pháo đài điển hình. Công trình có mặt bằng hình chữ nhật, cao 2 tầng. Tháp gắn liền với hệ thống tường thành và lối đi cho quân đội triển khai lực lượng phòng thủ dọc theo bên trong tường thành. 

Alcazaba
Alcazaba (hình vẽ ký hiệu 2) là cụm công trình nằm tại phía tây của Quần thể, phía sau của Tháp cổng Vela. Đây là một trong những phần lâu đời nhất của Cung điện, được xây dựng vào thế kỷ thứ 9.
Bao quanh cụm công trình là bức tường thành với lối đi cho quân đội như tại các tháp canh.
Chính giữa sân Alcazaba là tàn tích móng, được cho là nhà ở cho đội cận vệ hoàng gia và người phục vụ. 
Phía tây của Alcazaba là một dải công trình với tháp canh nhô cao.
Trong một thời gian dài, Alcazaba được sử dụng như một nhà tù. Đến cuối thể kỷ 19, Cụm công trình mới được cải tạo lại một phần. 


Tàn tích cụm công trình Alcazaba, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Cung điện Charles V
Cung điện Charles V (Palace of Charles V, hình vẽ ký hiệu 5) nằm tại trung tâm Quần thể Cung điện Alhambra, phía bắc Cổng Justicia.
Sau khi chinh phục thành phố vào năm 1492, Charles V, Hoàng đế La Mã Thần thánh (Holy Roman Emperor, trị vì năm 1519- 1556) mong muốn xây dựng một cung điện Công giáo làm nơi cư trú lâu dài.
Công trình do Pedro Machuca (kiến trúc sư Tây Ban Nha, năm 1490- 1550) thiết kế vào năm 1528, theo phong cách Phục hưng (Renaissance, nối tiếp kiến trúc Gothic, được phát triển đầu tiên tại Florence, Ý, chú trọng tính đối xứng, tỷ lệ, hình học và kế thừa các giá trị của kiến trúc La Mã cổ đại). Về mặt văn hóa, những người Công giáo muốn thay thế quyền bá chủ của kiến trúc Hồi giáo tại Grananda.
Vào thời điểm này, kiến trúc Tây Ban Nha đang chìm đắm trong phong cách Gothic và Phục hưng, gồm: Plateresque (phong cách kiến trúc Gothic Tây Ban Nha, là sự kết hợp giữa không gian Gothic và trang trí theo nghệ thuật Mudéjar, sản phẩm nghệ thuật Hồi giáo được sản xuất bởi thợ thủ công Cơ đốc giáo); Flamboyant Gothic (kiến trúc hậu Gothic, năm 1375- giữa thế kỷ 16, đặc trưng bởi các đường gờ hay gân trang trí Tracery dạng kép) và Lombard (kiến trúc Vương quốc Lombard/ Kingdom of the Lombards, tại miền nam nước Ý, tồn tại năm 568- 774); cũng như các yếu tố thời Phục hưng có nguồn gốc Tuscan (thủ phủ vùng Florence, Ý, nơi khai sinh thời kỳ Phục hưng Ý).  
Kiến trúc sư Pedro Machuca đã xây dựng Cung điện Charles V theo Chủ nghĩa Manne (Mannerism, còn được gọi là Hậu Phục hưng, xuất hiện năm 1520 – cuối thể kỷ 16, gắn liền với các nhà nghệ sĩ và văn hóa nổi tiếng Leonardo da VinciRaphael và Michelangelo tại Florence, Ý).

Cung điện có mặt bằng hình vuông, rộng 63m, cao 17,4m, cao 2 tầng (không kể tầng lửng).
Trung tâm Cung điện là một sân trong hình tròn đường kính 30m với hàng 32 cột đá bao quanh. Đây là điều đặc sắc trong kiến trúc thời Phục hưng, tạo vị thế tiên phong của tòa nhà thời bấy giờ.
Cung điện có mặt đứng chính tại hướng tây và nam. Mặt hướng bắc và đông chỉ trang trí một phần do gắn với các công trình khác.

Tại mặt đứng phía nam: Phần dưới hay tầng 1 trang trí theo phong cách Tuscan, với các mảng tường có bề mặt trang trí như xây dựng bằng đá và chia thành các bước gian bởi trụ tường. Mỗi bước gian có cửa sổ hình chữ nhật tại phía dưới và hình tròn tại phía trên. Phần trên hay tầng 2 được trang trí theo phong cách Phục hưng với trụ tường trang trí đầu cột Ionic. Mỗi bước gian có cửa sổ hình chữ nhật tại phía dưới và hình tròn tại phía trên. Phía trên cửa sổ hình chữ nhật có mảng tường trang trí hình tam giác. Khối sảnh ra vào nhô ra khỏi bề mặt tường, cao 2 tầng, giới hạn hai bên bởi 2 cột Ionic. Cửa tầng dưới hình chữ nhật với trụ cửa là cột Ionic nhỏ, phía trên có mảng tường trang trí hình tam giác. Cửa tầng trên như một hàng hiên với trụ đỡ vòm hiên và mảng tường trang trí bên trên.

Tại mặt đứng phía tây: Có bề mặt bố cục tương tự như mặt đứng phía nam. Chỉ khác biệt tại khối sảnh ra vào. Khối sảnh tại tầng 1 gồm 3 bước gian, được giới hạn bởi 2 cột Doric. Gian chính có cửa rộng, cao với mảng tường trang trí hình tam giác bên trên; Gian hai bên có cửa nhỏ với mảng tường tam giác và ô cửa tròn trang trí bên trên.
Khối sảnh tại tầng 2 gồm 3 bước gian, được giới hạn bởi 2 cột Doric như tầng dưới, song khác biệt là có một hàng hiên với lan can sắt bao quanh. Trên mỗi cửa cũng có gờ trang trí dạng vòm hoặc tam giác và ô cửa tròn bên trên.
Hàng hiên xung quanh sân trong có các hàng cột đá. Tầng 1 là hàng cột phỏng theo thức cột Doric (cột không có rãnh, dầm/Entablature trên đầu cột đơn giản, không có chi tiết trang trí phía trên dầm/Triglyphs hoặc diềm mái/Guttae). Tầng 2 là các hàng cột phỏng theo thức cột Ionic.
Không gian bên trong và cầu thang cũng bị chi phối bởi sự kết hợp của hình vuông, hình tròn và một hình bát giác tại góc đông bắc. Chi tiết trang trí nội thất theo phong cách Hậu Phục hưng (Mannerism).

Cung điện chưa được hoàn thành. Phần mái che được thực hiện bổ sung vào năm 1957.


Phối cảnh tổng thể Cung điện Charles V, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha; bên phía dưới của ảnh là Cổng trong Vino và Quảng trường Aljibes

Sơ đồ mặt bằng Cung điện Charles V, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

 
Phối cảnh sân trong Cung điện Charles V, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Phối cảnh mặt phía nam Cung điện Charles V, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Phối cảnh mặt phía tây Cung điện Charles V, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Cung điện Partal
Cung điện Partal (Partal Palace, hình vẽ ký hiệu 6) nằm tại phía bắc Quần thể Cung điện Alhambra, sát tường thành. Cung điện được xây dựng bởi Vua Muhammad III (Vương triều Nasrid, trị vì năm 1302- 1309).
Cung điện hiện chỉ còn lại tháp và cổng vòm ở phía bắc và một phần sân trong.
Cung điện Partal có mặt bằng bố trí điển hình như cung điện khác trong Quần thể: Công trình bố cục bao quanh sân trong. Trung tâm sân là một là một hồ cảnh.
Hồ bố cục theo hướng bắc – nam. Đầu phía bắc hồ có một Hiên vòm (Portico) và một Tháp quan sát (Mirador). Tháp quan sát cao thông 2 tầng, nhô ra để có thể quan sát cả 3 hướng.
Phía trên Hiên vòm là Tháp Damas (Torre de las Damas).
Nội thất Hiên vòm, Tháp Damas và Tháp quan sát đều được chạm khắc hoặc phủ vữa trang trí tinh xảo. Các trang trí đều được sơn màu sắc. Trần nhà bằng gỗ nguyên bản bên trong Cung điện đã bị tháo dỡ vào đầu thế kỷ 20. Hiện đang được lưu giữ tại Khu nghệ thuật Hồi giáo tại Bảo tàng Pergamon (Pergamon Museum), Berlin, Đức.
Tại phía đông và nam của Cung điện là một khu vườn (Partal Gardens), hình thành vào những năm 1910- 1920.
Phía đông của Cung điện Partal có một nhà nguyện (nhà thờ Hồi giáo). Nhà nguyện có các hốc vòm (Mihrab, hướng về Thánh địa Mecca) được trang trí lộng lẫy bằng vữa theo truyền thống thời Vương triều Nasrid.
Tại phía tây của Sân trong là cụm công trình từ thế kỷ 14. Bên trong công trình có một số trang trí bằng vữa và bích họa do nghệ nhân Hồi giáo và Cơ đốc giáo thực hiện. 


Sơ đồ vị trí Cung điện Parta (bên phải ảnh), Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha 


Phần hiên với Tháp Damas, Cung điện Partal, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Trang trí bên trong Tháp quan sát, Cung điện Partal, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Cung điện Comares
Cung điện Comares (Comares Palace) là một cụm công trình nằm tại trung tâm Quần thể Cung điện Alhambra, phía bắc của Cung điện Charles V.
Cung điện có một sân trong dài 42m, rộng 22m. Bao quanh các mặt phía bắc, đông, tây của sân trong là công trình. Tại mặt nam của sân, các tòa nhà đã bị phá hủy để xây dựng Cung điện Charles V. 
Sân trong có tên Myrtles (Patio de los Arrayanes/ Court of the Myrtles, hình vẽ ký hiệu 11), bố cục theo hướng bắc nam. Bên trong là một hồ dài 34m, rộng 7,1m. Hồ nhận nước từ 2 đài phun nước bằng đá cẩm thạch đặt tại hai đầu. Dọc theo hai bên Hồ nước là hàng cây bụi cắt tỉa như một hàng rào.
Bao quanh Sân trong, tại mặt đông và tây là bức tường; hai đầu phía bắc và nam là hàng hiên. Mỗi hàng hiên có 6 cột đỡ 7 vòm hình bán nguyệt trang trí các hình thoi và dòng chữ ca ngợi Chúa trời. Vòm trung tâm lớn hơn 6 vòm còn lại. Các vòm trang trí hình tổ ong hay thạch nhũ (Muqarnas/ Mocárabes). Sân trong được phục hồi vào thế kỷ 19 cùng với việc cải tạo lại các công trình trong Quần thể Cung điện Alhambra. 


Sân trong Myrtles, nhìn về phía nam, Cung điện Comares, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Sân trong Myrtles nhìn về phía bắc, Cung điện Comares, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Mặt cắt dọc Sân trong
Myrtles tòa Comares; Sơ đồ các chi tiết trang trí đầu cột, bể phun nước tại Cung điện Comares, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Các phòng chính trong Cung điện gồm:

Phòng Vàng (Cuarto Dorado, hình vẽ ký hiệu 8) nằm tại phía tây bắc Cung điện Comares. Đây là nơi diễn ra hoạt động của Tòa án Hồi giáo. Phòng được xây dựng dưới thời vua Abu Abdallah Muhammad V (Vương triều Nasrid, trị vì năm 1362–1391). Phòng có trần bằng gỗ, trang trí theo phong cách Mudéjar. Lối vào Phòng có một cổng với 3 vòm mái được đỡ bằng các cột đá cẩm thạch. Mặt tiền phía nam Phòng Vàng hướng ra một sân nhỏ. Mặt tường của Phòng được ốp gạch men phần dưới và phần trên được phủ vữa thạch cao trang trí dòng chữ từ kinh Koran và các mẫu động thực vật. Tầng trên của Phòng được sửa đổi vào giai đoạn Công giáo sau này, trở thành nơi ở của các Thống đốc và cai quản Cung điện Alhambra.


Phòng Vàng (Cuarto Dorado, Cung điện Comares, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Phòng Mexuar (Sala del Mexuar, hình vẽ ký hiệu 9) nằm tại phía tây Cung điện Comares. Đây là nơi hội họp của  quan chức trong Vương triều. Vào thế kỷ 16, công trình được cải tạo thành 2 tầng và chuyển thành nhà nguyện Công giáo. Trong phòng có 2 hàng cột, mỗi hàng 3 cột đỡ sàn và trần dạng vòm hình tổ ong hay vòm thạch nhũ (Muqarnas/Mocárabes). Công trình bị thiệt hại nặng do một vụ nổ vào năm 1590 và được cải tạo lại vào năm 1917. 


Nội thất Phòng Mexuar, Cung điện Comares, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Tại phía bắc Cung điện Comares có Tòa Comares (Comares Hall/Salon de Embajadores, hình vẽ ký hiệu 10), là nơi vua tiếp đón đại sứ. Công trình nằm trên trục chính của Sân trong. Tòa nhà có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh dài 12m, như một tòa tháp (Torre de Comares), nhìn ra thung lũng sông Darro. Sảnh chính vào tòa nhà tại phía nam, phía sau hàng hiên của Sân trong. Mái vòm trong tòa nhà cao 23m. Bên trong tòa nhà có 9 cửa lớn, 3 cửa tại mỗi mặt tiền. Phía trên có 15 cửa vòm nhỏ, 5 cửa tại mỗi mặt tiền. Trần nhà được trang trí bằng các lớp khảm màu trắng, xanh và vàng theo hình đường tròn, vương miện và ngôi sao. Các bức tường được bao phủ bởi các bức chạm khắc bằng vữa.


Nội thất phòng Comares, Cung điện Comares, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Phía đông của Cung điện Comares có một số phòng phụ tiếp giáp với Cung điện Sư tử.

Cung điện Sư tử
Cung điện Sư tử (Palace of the Lions) nằm tại phía bắc Quần thể Cung điện Alhambra, tại phía đông bắc của Cung điện Charles V, phía đông của Cung điện Comares.
Cung điện Sư tử là một quần thể kết hợp giữa cung điện, vườn cây và pháo đài, được xây dựng dưới thời vua Abu Abdallah Muhammad V (Vương triều Nasrid, trị vì năm 1362–1391).
Cung điện Sư tử cũng như các công trình tại Cung điện khác dưới thời Abu Abdallah Muhammad V, được xây dựng theo một phong cách mới, là sự pha trộn giữa ảnh hưởng của phong cách Hồi giáo và Cơ đốc giáo, còn được gọi là Phong cách Nasrid.
Cụm công trình gồm một sân trong và bao quanh là các công trình.  

Sân trong Sư tử (Court of the Lions, hình vẽ ký hiệu 12) nằm tại phía đông của Cung điện Sư tử, có bố cục theo hướng đông – tây, dài 35m, rộng 20m. 4 mặt Sân trong là hàng hiên bao quanh với 124 cột bằng đá cẩm thạch màu trắng. Riêng mặt phía đông và tây có thêm một khối nhà với hàng cột nhô ra sân. Cấu trúc của Sân trong bắt nguồn từ ý tưởng Vườn Ba Tư (Persian Garden, tồn tại thời vương triều Achaemenid/ Achaemenid Empire hay Đế quốc Ba Tư, khoảng 550-330 TCN) với tên gọi Thiên đường (Paradise). Vườn Thiên đường có mặt bằng hình chữ nhật, được chia thành 4 phần tượng trưng cho 4 phần của Thế giới. Mỗi phần được tưới bởi một kênh nước tượng trưng cho 4 con sông của Thiên đường. Các cây cột mảnh mai tại hiên xung quanh sân tượng trưng cho những cây cọ trên ốc đảo sa mạc. Đài phun nước trong sân tượng trưng lòng nhân từ của vua ban cho các thần dân trong vương quốc của mình. Ngày nay, vườn cây được thay thế bằng vườn khô với đá cuội.
Riêng nguồn gốc biểu tượng về 12 con sư tử bao quanh Đài phun nước vẫn tiếp tục còn tranh luận. 
Các bức tường bao quanh Sân trong, cách mặt đất 1,5m được ốp bằng gạch màu xanh, vàng với đường viền trên và dưới tráng men màu xanh lam, vàng. 
Trang trí tại hiên xung quanh sân trong theo nguyên tắc Sebka, là một loại họa tiết các hình thoi đan xen với nhau, trở thành Mô típ trang trí điển hình của kiến trúc Hồi giáo phương Tây (Moorish). Sebka thường được kết hợp với Arabesque (trang trí hình lá cây, kết hợp với hình thân cây xoắn ốc) tạo thành thuật ngữ “đan xen” và “cuộn” trong nghệ thuật trang trí. 


Nhìn từ hàng hiên ra Sân trong, Cung điện Sư tử, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Sân trong Cung điện Sư tử vào ban đêm, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Trang trí
theo nguyên tắc Sebka tại mái vòm hàng hiên của Sân trong Sư tử. 

Bao quanh Vườn Thiên đường hay Sân trong Sư tử gồm các phòng chính:  

Phòng 2 Chị em (Hall of the Two Sisters/ Sala de Dos Hermanas, hình vẽ ký hiệu 13), nằm tại phía bắc Sân trong Sư tử, trên trục chính theo hướng bắc nam của Cung điện Sư tử. Phòng 2 Chị em là nơi hoàng đế sinh sống, được xây dựng theo lệnh của Abu Abdallah Muhammad V. Phòng có mặt bằng hình vuông với 3 phía là phòng phụ; được trang trí bởi vòm hình bán nguyệt và vòm hình tổ ong hay thạch nhũ (Muqarnas/ Mocárabes). Ánh sáng chiếu vào mái vòm đến từ cửa sổ nhỏ trên tường. Tường bên trong phòng được trang trí bởi các bức bích họa bằng vữa thạch cao cực kỳ tinh xảo theo chủ đề khác nhau. Nền của sảnh được lát bằng đá cẩm thạch; bên trong có một đài phun nước và một đường nước nhỏ dẫn ra Sân sư tử (Patio de los Leones).  


Nội thất
Phòng Hai chị em, Cung điện Sư tử, Quần thể Cung điện Alhambra 

Phòng Vua (Hall of the Kings, hình vẽ ký hiệu 14), nằm tại phía đông Sân trong Sư tử, là căn phòng tiêu biểu của Cung điện Sư tử. Phòng Vua là nơi Hoàng gia thư giãn và giải trí. Phòng có một tiền sảnh lớn dài 30m, dành cho các buổi chiêu đãi và lễ kỷ niệm. Sảnh có 7 bước gian, trong đó có 3 bước gian chính với mặt bằng hình vuông. Trên trần của 3 bước gian chính này 3 mái vòm bằng gỗ với các trang trí theo kiểu thạch nhũ (Muqarnas/ Mocárabes). Phía trong của 3 bước gian chính là 3 gian nhỏ với trần dạng vòm. Bức tranh tại vòm giữa mô tả 10 vị vua đầu tiên của Vương triều Nasrid. Bức tranh tại mái vòm hai bên mô tả cảnh hiệp sĩ săn bắn và truyền thuyết về các vị vua Hồi giáo. Các bức tranh này được thực hiện vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Tên Phòng Vua được đặt theo nội dung của các bức tranh này. 


Nội thất Phòng Vua, Cung điện Sư tử, Quần thể Cung điện Alhambra


Bức tranh trên vòm trần miêu tả 10 vị vua
đầu tiên của Vương triều Nasrid, Phòng Vua, Cung điện Sư tử, Quần thể Cung điện Alhambra

Phòng Abencerrages (Hall of the Abencerrages, hình vẽ ký hiệu 15) nằm tại phía nam Sân trong Sư tử. Phía trước Phòng, tiếp giáp với Sân trong Sư tử là một hành lang. Phòng có 3 bước gian. Gian chính là sảnh. Hai gian bên là phòng ngủ của Vua (Sultan). Đây là phòng riêng không có cửa sổ mở ra bên ngoài. Các không gian đều được trang trí bằng các mái vòm theo kiểu thạch nhũ (Muqarnas/ Mocárabes), đầu cột và trần nhà sơn màu. Các bức tường có các lớp phủ thạch cao và gạch ốp lát từ thế kỷ 16 theo phong cách Phục hưng. Không gian sảnh có một đài phun nước nhỏ. Phòng Abencerraijes được coi là biểu tượng cho sự quý phái và lịch thiệp.  


Nội thất Abencerrages, Cung điện Sư tử, Quần thể Cung điện Alhambra

Phía tây của Sân trong Sư tử còn có một số phòng phụ liên kết với Cung điện Comares.

Bể chứa nước tại Alhambra
Trước đây, cấp nước cho Alhambra phụ thuộc vào nước mưa thu gom trong bể chứa và vận chuyển nước từ khu dân cư Albaicín bên kia sông.
Người Hồi giáo, khi thống trị vùng đất đã kế tục được người La Mã trong việc làm chủ hệ thống cấp nước công cộng.
Nước cấp cho Quần thể
và cho cả Khu vườn Generalife là một hệ thống kênh (Acequias). Việc tạo ra hệ thống kênh dẫn nước đã củng cố vị thế của Quần thể như là một cung điện hơn là một pháo đài phòng thủ.
Hệ thống cấp nước gồm kênh dẫn nước và một số thiết bị để đưa nước lên cao. Tuyến kênh dẫn nước (
Acequia Real còn được gọi là Acequia del Rey/Acequia del Sultan) dài đến 6km, chảy từ trên đỉnh đồi xuống Khu vườn Generalife và Quần thể Cung điện Alhambra phía dưới. Hệ thống cấp nước tại đây trở thành một trong những cấu trúc thủy lực quan trọng nhất ở Tây Ban Nhà thời Trung cổ.
Nước từ kênh cũng như từ sông, suối, giếng nước ngầm hoặc thu gom nước mưa theo mùa được chứa vào hệ thống bể hay hồ chứa nước.
Việc xây dựng bể hoặc hồ chứa nước có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và ổn định của một khu vực đông dân cư. Đá và gạch là vật liệu xây dựng chính với vữa bao phủ để hạn chế sự rò rỉ nước.
Một trong những di tích bể chứa nước nổi tiếng tại đây là Bể chứa nước Alhambra (El Aljibe de la Alhambra), dài 34m, rộng 6m và cao 8m có khả năng chứa 1632m3, là một trong những bể chứa lớn nhất Tây Ban Nha thời bấy giờ. Bể nằm tại Quảng trường Aljibes (hình vẽ ký hiệu 3). Nước được nhận từ kênh Acequia Real de la Alhambra. 


Sơ đồ mặt bằng, mặt cắt Bể chứa nước Alhambra, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha


Nội thất Bể chứa nước Alhambra, Quần thể Cung điện Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Generalife
 

Khu vườn Hoàng gia Generalife nằm tại phía đông Quần thể Cung điện Alhambra, dựa vào sườn núi.
Khu vườn là sự kết hợp giữa kiểu vườn truyền thống của người Hồi giáo (Moorish) gắn với việc sử dụng nước và trồng cây, vừa có chức năng sản xuất vừa giải trí.
Tại đây cũng cho thấy kỹ thuật làm vườn thời Phục hưng và đương đại với mảng cây xanh rậm rạp như rừng của kiểu vườn Anh được du nhập vào đầu thế kỷ 19.
Khu vườn có cấu trúc tương tự như một Cung điện, nằm trên các bậc nền (bậc thang) theo địa hình sườn đồi.
Bậc nền thấp nhất là khu vườn phía tây với mặt nền dốc thoải.
Bậc nền thứ hai là bậc nền nằm sát với Sân trong Acequia (Acequia Court).
Bậc nền thứ ba là nơi đặt Sân trong Acequia (Acequia Court), trung tâm của Khu vườn. Sân trong bố cục chếch tây bắc – đông nam. Chính giữa Sân trong là một đường nước hẹp. Hai bên sân trong: Phía thấp là một hàng hiên (cao 2 tầng với tầng dưới thuộc bậc nền thứ hai) với một Tháp quan sát (Mirador); Phía cao là một đoạn phòng 1 tầng và tường chắn đất. Đầu phía tây bắc của Sân trong là một tòa Pavilion cao 3 tầng với Hiên vòm (Portico) và một Tháp quan sát (Mirador). Kề liền là một tháp nhỏ (Tower). Đầu phía đông nam của Sân trong cũng là một tòa nhà cao 2 tầng gắn liền với cụm công trình Paito de Polo cao 1- 2 tầng với 2 sân trong nhỏ.
Bậc nền thứ tư là Vườn Vua (Garden of the Sultana). Khu vườn này có một dãy phòng như hàng hiên tại phía tây bắc. Xung quanh là tường chắn đất và bậc thang lên các bậc nền cao hơn (Terraced Gardens). Chính giữa Vườn Vua là một đường nước hình chữ U. Tại phía đông của Vườn Vua có Bậc thang nước (Water Stairway), là một tuyến bậc với đài phun nước đặt tại chiếu nghỉ giữa các đoạn bậc. Lan can cầu thang cũng là đường dẫn nước.
Bậc nền cao nhất của Khu vườn đặt một công trình nhỏ 2 tầng Oratory. Từ đây có các bậc thang và đường dốc dẫn xuống các vườn bậc thang tại phía nam.  


Phối cảnh tổng thể Khu vườn Hoàng gia Generalife, Granada, Tây Ban Nha


Sơ đồ mặt bằng, mặt cắt Khu vườn Hoàng gia Generalife, Granada, Tây Ban Nha


Sân trong Acequia, Khu vườn Hoàng gia Generalife, Granada, Tây Ban Nha


Vườn Vua, Khu vườn Hoàng gia Generalife, Granada, Tây Ban Nha


Trang trí bên trong
Khu vườn Hoàng gia Generalife, Granada, Tây Ban Nha


Bậc thang và lan can là đường dẫn nước,
Khu vườn Hoàng gia Generalife, Granada, Tây Ban Nha

Albayzín
Di sản Khu dân cư Albayzín nằm tại phía tây Quần thể Cung điện Alhambra, bên kia sông Darro, trên khu vực địa hình tương đối bằng phẳng với các gò đồi dốc thoải.
Khu dân cư Albayzín có lịch sử hình thành lâu đời, song được phát triển và ảnh hưởng lớn nhất vào thời Vương triều Hồi giáo Nasrids.
Trước cuộc chinh phục của người Hồi giáo trên Bán đảo Iberia, đã có ba khu định cư nhỏ ở nơi ngày nay là thành phố Granada và vùng phụ cận: Iliberis (Elvira), sau này được gọi là "Albaizín" và "Alcazaba"; Castilia, gần thị trấn Atarfe hiện nay; Garnata, trên ngọn đồi đối diện với Alcazaba.
Đây là một kho lưu trữ phong phú kiến ​​trúc bản địa Moorish, trong đó kiến ​​trúc Andalucia truyền thống được kết hợp hài hòa và trở thành trung tâm văn hóa Hồi giáo lâu đời nhất tại Granada. 

Về mặt quy hoạch, Khu dân cư Albayzín với những con phố hẹp và quanh co, cùng tồn tại một cách hài hòa với những thay đổi và xuất hiện các không gian công cộng mới (quảng trường) sau cuộc chinh phục của người Thiên chúa giáo.
Về mặt kiến trúc, Khu dân cư Albayzín là sự tiếp nối giữa cấu trúc xây dựng thời Vương triều Hồi giáo Nasrid với tường thành, tháp cổng, nhà thờ Hồi giáo, cung điện, nhà tắm công cộng, bể nước, cầu, bệnh viện và Vương triều Cơ đốc giáo sau này với tu viện, nhà thờ Công giáo, dinh thự, biệt thự.
Tại đây nổi bật kiểu nhà truyền thống, là một ngôi nhà độc lập được bao quanh bởi một bức tường cao ngăn cách với đường phố, bên trong có sân trong với vườn cây nhỏ.   
Cấp nước cho người dân được đảm bảo thông qua đường ống nối từ các giếng ngầm.  

Lịch sử văn hóa của thành phố gắn liền với việc chuyển đổi từ Hồi giáo sang Cơ đốc giáo, bắt đầu sự kiện kết thúc Vương triều Nasrid vào năm 1492. Khu dân cư Albayzín có nhiều di tích thuộc giai đoạn lịch sử khác nhau, song nổi bật là các di tích thời kỳ Nasrid và Phục hưng:  


Bức tranh toàn cảnh Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Sơ đồ vị trí di tích chính tại Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha

Tường thành, cổng và tháp canh tại Albayzín
Di sản Khu dân cư Albayzín còn lưu lại tàn tích của 3 đoạn tường thành:

Đoạn tường thành Muralla Nazari (hình vẽ ký hiệu 3), hình thành dưới thời Vương triều Nasrid (Nasrid Dynasty, tồn tại năm 1230–1492), nằm tại phía bắc và là đoạn tường thành dài nhất trong Khu vực Di sản; Đoạn tường thành này chạy dọc theo đỉnh đồi, gắn với Nhà thờ Công giáo Ermita de S. Miguel Alto (hình vẽ ký hiệu 4).  

Đoạn tường thành Muralla Ziril (hình vẽ ký hiệu 14), hình thành dưới thời Vương triều Zirid Taifa (Zirid Dynasty, cai trị vùng trung tâm Maghreb, từ năm 972 – 1148), nằm tại trung tâm Khu vực Di sản; Đoạn tường thành này gắn với di tích Tháp canh Puetra de Monata (xây dựng vào thế kỷ 11, hình vẽ ký hiệu 15) và Tháp canh Puerta de Elvira (xây dựng vào thế kỷ 11, hình vẽ ký hiệu 41).  

Đoạn tường thành gắn với thành lũy bao quanh Quần thể Cung điện Alhambra, nằm tại phía nam Khu vực Di sản. Đoạn tường thành này có 3 di tích tháp canh: Tháp Puente del Cadi (xây dựng vào thế kỷ 12, hình vẽ ký hiệu 13); Tháp Puerta de las Granadas (xây dựng vào thế kỷ 16, hình vẽ ký hiệu 22); Tháp Torres Bemejas (xây dựng vào thế kỷ 12- 15, hình vẽ ký hiệu 23).  


Phối cảnh tàn tích Đoạn tường thành Muralla Nazar, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Phối cảnh tàn tích Đoạn tường thành Muralla Ziril, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha

Tu viện tại Albayzín
Di sản Khu dân cư Albayzín có rất nhiều tu viện, trong đó tu viện chính gồm: 

Tu viện Cartuja (Monasterio de la Cartuja) nằm tại phía bắc Di sản (hình vẽ ký hiệu 1), được xây dựng vào thế kỷ 16- 18. Đây là Tu viện Công giáo La Mã của tu sĩ dòng Carthusian (Order of Carthusians, tồn tại thế kỷ 16 – 19). Tu sĩ của dòng tu bị trục xuất năm 1835. Một số công trình trong Tu viện bị phá bỏ vào năm 1842.
Mặt tiền của Tổ hợp Tu viện hình thành từ thế kỷ 16 và theo phong cách Plateresque (xuất hiện cuối thời kỳ Gothic và đầu Phục hưng vào cuối thế kỷ 15 tại Tây Ban Nha, là kết quả của điều chỉnh không gian Gothic và sự kết hợp các thành phần trang trí MudejarFlamboyant Gothic và Lombard, cũng như các yếu tố thời kỳ đầu Phục hưng có nguồn gốc Tuscan, Ý).
Tổ hợp Tu viện nằm theo trục đông tây, vào từ phía tây, gồm các công trình chính:
Nhà thờ (Iglesia) xây dựng vào thế kỷ 16 và kết thúc vào năm 1602, dạng một nhịp với 3 bước gian Hội trường (Gian giữa/Nave), 1 gian Hợp xướng (Choir/Tribune/Dome) và 1 gian Hậu đường (Apse). Dọc theo gian Hội trường, tại vị trí phân chia bước gian là các trụ tường lớn kéo dài tới diềm mái. Mặt trước Nhà thờ gắn với một bệ nền cao có bậc lên từ hai phía. Hình thức kiến trúc của công trình đơn giản, được nhấn mạnh bởi hai trụ tường lớn hai bên. Chính giữa là một cửa vòm với hàng cột Ionic. Bên trên là một mảng trang trí dạng hốc vòm với tượng thánh bên trong. Trên cùng là cửa sổ tròn.
Tu viện (Claustrillo) nằm tại phía nam của Nhà thờ, được xây dựng từ thế kỷ 17, cao 2 tầng bao quanh sân trong. Sân trong có hàng hiên 1 tầng với vòm mái được đỡ bằng hàng cột Doric.
Ngoài ra, tại đây còn lưu giữ một số di tích đặc biệt: Nhà ăn (Refectory) với mái vòm hình bán nguyệt có các đường gân trang trí theo phong cách Gothic; Nhà nguyện (Capilla), trong đó có Nhà nguyện Legos (Chapel of Legos), được xây dựng từ năm 1517 - 1519 với phong cách Hậu Gothic; Nhà hội đồng (Sala Capitular) với một mái vòm hình bán nguyệt có các đường gân trang trí theo phong cách Gothic; Phòng Thánh tích (Sacristy) xây dựng năm 1727- 1764, được trang trí phong phú và một trong những ví dụ đặc biệt về giai đoạn Hậu Baroque Tây Ban Nha. Mái vòm bên trong Phòng Thánh tích trang trí bức bích họa mô tả các vị sáng lập dòng tu Carthusian…


Phối cảnh Tu viện Cartuja, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Mặt trước khối Nhà thờ,
Tu viện Cartuja, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Mặt sau Tu viện Cartuja, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha

Ngoài ra, Khu dân cư Albayzín còn có các tu viện:
Tu viện Sta. Catalina (Convento Sta. Catalina, hình vẽ ký hiệu 11) nằm sát chân núi phía bắc của Quần thể Cung điện Alhambra, cùng với Dinh thự Castril (Casa de Castril/ Castril House, hình vẽ ký hiệu 9) và Nhà thờ S. Pedro (Iglesia de S.Pedro, hình vẽ ký hiệu 10) tạo thành một cụm di tích;
Tu viện Sta. Isabel la Real (Convento de Sta. Isabel la Real, hình vẽ ký hiệu 17) được xây dựng vào thế kỷ 16, nằm gần đoạn tường thành Muralla Ziril (hình vẽ ký hiệu 14).  

Nhà thờ tại Albayzín
Di sản Khu dân cư Albayzín có rất nhiều nhà thờ Hồi giáo và Cơ đốc giáo cùng tồn tại, gồm:  

Nhà thờ Salvador (Iglesia del Salvador/ antiqua Mezquita, hình vẽ ký hiệu 7) nằm tại trung tâm Khu phố cổ, đầu Đoạn tường thành Muralla Ziril. Ban đầu, đây là nhà thờ Hồi giáo, được xây dựng vào thế kỷ 13 và là một trong những nhà thờ Hồi giáo đẹp nhất thời bấy giờ.
Năm 1501, công trình được thánh hiến để trở thành Nhà thờ Cơ đốc giáo.
Nhà thờ Salvador là một nhà thờ đại học, có vai trò truyền bá tri thức cho cộng đồng Hồi giáo trong khu vực.
Công trình hiện tại được thiết kế bởi Juan de Maeda (kiến ​​trúc sư, kỹ sư xây dựng, nhà điêu khắc Tây Ban Nha, năm ? – 1576) vào năm 1565- 1594.
Nhà thờ bị hư hỏng và lãng quên sau trận động đất năm 1775 và bị phá hủy sau trận hỏa hoạn năm 1936. Năm 1950, công trình được phục hồi.
Tòa nhà có bố cục theo hướng tây bắc – đông nam. Hướng vào chính từ mặt bên phía đông bắc với một không gian như một hàng hiên kín, kéo dài hết gian Hội trường (Gian giữa/Nave). Một đầu phía tây bắc của gian Hội trường là Tu viện với sân trong và các tòa phục vụ bao quanh. Đầu phía đông nam của gian Hội trường là gian Hợp xướng (Choir/ Tribune/ Dome) và Gian ngang (Transept). Đầu hướng đông bắc của Gian ngang là Tháp chuông. Bên trong nội thất còn lưu giữ được các vòm trần theo phong cách Mudejar tuyệt đẹp. Sân xung quanh công trình là sân nguyên bản của nhà thờ Hồi giáo cũ.


Phối cảnh tổng thể Nhà thờ Salvador, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Nội thất Nhà thờ Salvador, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha

Cụm công trình Nhà thờ lớn, Nhà nguyện Hoàng gia, Nhà thờ Sagrario (Catedral, Capilla Real, Iglesia del Sagrario, hình vẽ ký hiệu 36) được xây dựng vào thế kỷ 16 – 18. Cụm công trình có bố cục theo hướng tây nam – đông bắc; mặt chính tại hướng tây nam. Đây được đánh giá là một trong những công trình vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng Tây Ban Nha. 

Nhà thờ lớn hay Nhà thờ chính tòa được thiết kế bởi Enrique Egas (kiến trúc sư người Tây Ban Nha, năm 1455 – 1534) và cũng là người thiết kế Nhà nguyện Hoàng gia. Công trình bắt đầu được xây dựng vào năm 1510 theo phong cách Gothic.
Gian Hội trường (Gian giữa/Nave) có 5 nhịp và 5 bước gian. Nhịp chính giữa rộng. Hai nhịp hai bên hẹp hơn. Dọc theo hai bên Gian Hội trường còn có dải không gian bố trí các nhà nguyện nhỏ (Chapel). Một đầu của Gian Hội trường là gian Hợp xướng (Choir/Tribune/Dome) và Gian ngang (Transept). Gian ngang giao với Gian Hội trường tạo cho mặt bằng Nhà thờ có hình một cây thánh giá La Mã (chữ thập). 5 gian chính của Hội trường lợp mái ngói dốc tạo thành 5 mái. Gian chính giữa có chiều cao lớn hơn.
Gian Hợp xướng có bố cục tạo thành một hình tròn. Xung quanh gian Hợp xướng là Hậu đường (Apse) với mặt bằng và cấu trúc xây dựng tạo thành nửa đường tròn bao quanh gian Hợp xướng. Các vách tường nhô ra tạo thành hốc nhà nguyện. Gian Hợp xướng được phủ bằng nhiều lớp mái, phần dưới gồm 2 tầng mái theo dạng nửa đường tròn và trung tâm là một mái tròn.
Mặt trước của Nhà thờ chính tòa thể hiện rõ 5 gian, được phân cách bởi các trụ tường. Theo chiều cao phân thành 2 tầng. Tầng dưới là cửa ra vào tại 3 gian chính. Cửa vòm chính giữa rộng và cao. Cửa vòm hai bên nhỏ và thấp. Trên cửa ra vào là cửa sổ tròn, tại cả 5 gian. Tầng trên được trang trí bằng cửa tròn. Trên đỉnh của 3 gian chính là đường riềm mái dạng vòm. Góc phía tây bắc Nhà thờ chính tòa có một tháp chuông, được phân thành 3 tầng. Bề mặt tháp chuông được trang trí cột đôi tại 4 góc và ô cửa vòm tại các mặt tường.
Nội thất Nhà thờ Chính tòa rất hoành tráng bởi các hàng cột vuông to lớn, 4 góc là 4 cột tròn. Đầu cột với nhiều chi tiết, đỡ vòm mái với các đường gân trang trí. 

Nhà nguyện Hoàng gia nằm tại phía đông nam của Nhà thờ lớn, gần gian Hợp xướng, được hoàn thành vào năm 1521. Nhà nguyện còn là nơi đào tạo âm nhạc cho dàn đồng ca trong Nhà thờ. Nhà nguyện Hoàng gia được thiết kế theo phong cách kiến trúc Hậu Gothic. Công trình có lối chính từ phía đông nam. Trong Nhà nguyện đặt mộ của nhiều vị vua Công giáo. Tại góc phía đông, giữa Nhà nguyện Hoàng gia và Nhà thờ chính tòa có một hành lang dẫn đến phòng Thánh tích.  

Nhà thờ Giáo xứ nằm tại phía đông nam của Nhà thờ lớn, gần với gian Hội trường, có lối vào từ phía tây nam. Nhà thờ có mặt bằng gần như hình vuông 3 nhịp, 3 gian. Cấu trúc như vậy tạo cho công trình có dạng mái nhô cao hình chữ thập. 4 góc là 4 mái thấp. Tại góc phía tây nam của Nhà thờ có một tháp chuông nhỏ. Mặt đứng của Nhà thờ Giáo xứ có bố cục tương tự như Nhà thờ chính, gồm 3 khối chính, phân cách bởi các hàng trụ tường dạng kép. Cửa vào Nhà thờ nằm tại gian chính giữa. Hai bên cửa ra vào được nhấn mạnh bởi hàng cột đôi.


Phối cảnh Cụm công trình Nhà thờ lớn, Nhà nguyện Hoàng gia, Nhà thờ Sagrario, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha

Sơ đồ mặt bằng Cụm công trình: 1. Nhà thờ lớn (Catedral); 2 Nguyện Hoàng gia (Capilla Real); 3. Nhà thờ Giáo xứ (Iglesia del Sagrario); 4. Nơi lưu giữ các Thánh tích (Sagrestia, lăng mộ của các vị vua Công giáo) tại Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Mặt trước Nhà thờ lớn tại
Cụm Nhà thờ lớn, Nhà nguyện Hoàng gia, Nhà thờ Sagrario; Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Nội thất gian Hội trường
Nhà thờ lớn tại Cụm Nhà thờ lớn, Nhà nguyện Hoàng gia, Nhà thờ Sagrario; Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Nội thất gian Hợp xướng Nhà thờ lớn tại Cụm Nhà thờ lớn, Nhà nguyện Hoàng gia, Nhà thờ Sagrario; Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Trang trí cửa vào Nhà nguyện tại Cụm Nhà thờ lớn, Nhà nguyện Hoàng gia, Nhà thờ Sagrario; Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Mặt đứng Nhà thờ Giáo xứ tại Cụm Nhà thờ lớn, Nhà nguyện Hoàng gia, Nhà thờ Sagrario; Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha

Ngoài ra, tại Khu phố cổ Albayzín còn có các nhà thờ khác như:
Nhà thờ Ermita de S. Miguel Alto (hình vẽ ký hiệu 4) nằm tại góc phía đông bắc, kề liền đoạn tường thành Muralla Nazari (hình vẽ ký hiệu 3);
Nhà thờ S.Nicolas (Iglesia de S.Nicolas, hình vẽ ký hiệu 8) nằm tại phía nam của Nhà thờ Salvador, được xây dựng theo phong cách Mudejar, vào năm 1525. Công trình bị sét đánh phá hủy và được xây dựng lại vào thế kỷ 19; bị hỏa hoạn vào năm 1932, sau đó được cải tạo lại;
Nhà thờ S. Pedro (Iglesia de S.Pedro, hình vẽ ký hiệu 10) nằm sát phía bắc của Quần thể Cung điện Alhambra, được xây dựng vào thế kỷ 16;
Nhà thờ S. Miguel Bajo (Iglesia de S. Miguel Bajo, hình vẽ ký hiệu 18), nằm đối diện với Tu viện Sta. Isabel la Real (Convento de Sta. Isabel la Real, hình vẽ ký hiệu 17), được xây dựng vào thế kỷ 16;
Tàn tích Tháp S.Jose (Minarete de S.Jose, hình vẽ ký hiệu 19) là tòa tháp giáo đường Hồi giáo, được xây dựng vào thế kỷ thứ 10, một trong những di tích lâu đời nhất tại Vương quốc Hồi giáo tại Granada;
Nhà thờ Sta. Ana (Iglesia de Sta. Ana, hình vẽ ký hiệu 20), nằm sát phía tây của Quần thể Cung điện Alhambra, được xây dựng vào thế kỷ 16;
Nhà thờ S. Matias (Iglesia de S. Matias, hình vẽ ký hiệu 26), nằm tại phía nam Khu dân cư Albayzín, được xây dựng vào thế kỷ 16;
Nhà thờ Sto. Dominggo (Iglesia de Sto. Dominggo, hình vẽ ký hiệu 27), nằm tại phía nam Khu dân cư Albayzín,  được xây dựng vào thế kỷ 17;
Nhà thờ Comendadoras de Santiago (Iglesia Comendadoras de Santiago, hình vẽ ký hiệu 28), nằm tại phía nam Khu dân cư Albayzín;
Nhà thờ S. Cecilio (Iglesia de S. Cecilio, hình vẽ ký hiệu 29) nằm tại phía nam Quần thể Cung điện Alhambra, được xây dựng vào thế kỷ 16;
Nhà thờ Augustias (Basilica de las Augustias, hình vẽ ký hiệu 31) nằm tại ranh giới phía tây Khu dân cư Albayzín,  được xây dựng vào thế kỷ 17;
Nhà thờ S. Justo y Pastor (Iglesia de S. Justo y Pastor, hình vẽ ký hiệu 37) nằm tại phía tây Khu dân cư Albayzín, được xây dựng vào thế kỷ 17.  

Cung điện, dinh thự tại Albayzín
Di sản Khu dân cư Albayzín có nhiều di tích cung điện và dinh thự, nổi bật gồm:   

Dinh thự Cordova (Palacio de los Cordova, hình vẽ ký hiệu 6), nằm tại phía bắc của Khu vườn Hoàng gia Generalife, bao quanh bởi vườn hoa và vườn cây ăn quả. Dinh thự được xây dựng từ năm 1530 – 1592 và chuyển đổi chủ sở hữu nhiều lần. Công trình có mặt tiền theo phong cách Phục hưng. Không gian bên trong được bố cục theo phong cách Gothic, trần nhà bằng gỗ theo kiểu Mudejar (sản phẩm nghệ thuật Hồi giáo được sản xuất bởi thợ thủ công Cơ đốc giáo). Từ năm 1983, tòa nhà được Thành phố mua lại, sử dụng cho Cơ quan lưu trữ, nơi tổ chức các lễ kỉ niệm và hội họp.  

Dinh thự Castril (Casa de Castril/ Castril House, hình vẽ ký hiệu 9), nằm sát chân núi phía bắc của Quần thể Cung điện Alhambra. Công trình được xây dựng vào năm 1539, là một trong những dinh thự thời Phục hưng được bảo tồn tốt nhất tại Granada. Dinh thự cao 2 tầng, là các dãy phòng bao quanh một sân trong. Từ năm 1917, tòa nhà được Thành phố mua lại, sử dụng cho Bảo tàng Khảo cổ học (Museo Arqueologico) Granada.  

Dinh thự Dar- al- Horra (Palacio de Dar- al- Horra, hình vẽ ký hiệu 16), cùng với Tu viện Santa Isabel la Real (Convento de Santa Isabel la Real, hình vẽ ký hiệu 17) và Nhà thờ S. Miguel Bajo (Iglesia de S. Miguel Bajo, hình vẽ ký hiệu 18) tạo thành một cụm công trình. Dinh thự được xây dựng vào thế kỷ 15, mặt bằng hình chữ nhật, cao 2 tầng với một sân trong. Vào năm 1507, Dinh thự chuyển thành tu viện dòng Phanxicô dành cho các nữ tu, như một phần của Tu viện Santa Isabel la Real. Dinh thự thể hiện nhiều đặc điểm tiêu biểu của kiến trúc Vương triều Hồi giáo Nasrid. Tòa nhà cao 2 tầng, giữa là sân trong hình chữ nhật với một hồ nước nhỏ. Phía bắc sân trong là hàng hiên 2 tầng. Phía nam là hàng hiên 1 tầng. Bên trong các phòng được trang trí bằng vữa chạm khắc. Tại góc đông bắc của tòa nhà có một khối tháp cao 3 tầng.  

Dinh thự Hoàng gia Cancilleria (Real Cancilleria/ Palacio de la Chancillería, hình vẽ ký hiệu 21) được hoàn thành vào năm 1587. Công trình nằm cạnh Quảng trường Plaza Nueva, gần đầu phía tây Quần thể Cung điện Alhambra. Đây là dinh thự của Thủ tướng, là một trong những tòa nhà đầu tiên của loại này được xây dựng ở Tây Ban Nha. Công trình được thiết kế bởi Francisco del Castillo el Mozo (kiến trúc sư Tây Ban Nha, năm 1528 – 1586), cao 3 tầng, bao quanh 3 sân trong.  


Phối cảnh Dinh thự Hoàng gia Cancilleria với cấu trúc dinh thự điển hình, gồm các tòa nhà bao quanh sân trong, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Mặt trước Dinh thự Hoàng gia Cancilleria, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha

Dinh thự Tiros (Casa de los Tiros, hình vẽ ký hiệu 24), nằm gần đầu phía tây Quần thể Cung điện Alhambra. Công trình được xây dựng vào thế kỷ 16. Tòa nhà cao 3 tầng, có hình dáng bên ngoài như một đoạn tường thành của pháo đài. Dinh thự có một sân trong nhỏ có bố cục theo phong cách Hồi giáo với một đài phun nước ở giữa. Bên trong công trình còn lưu giữ được bộ sưu tập bức tranh tường với nội dung đa dạng và tranh chân dung các vị vua Tây Ban Nha, được thực hiện trong thế kỷ 16 và 17. Nổi tiếng nhất của Dinh thự là phòng mang tên Golden Square với trang trí trần và tường là các bức tranh theo phong cách Phục hưng, miêu tả những nhân vật lịch sử đã có công thống nhất Tây Ban Nha. Dinh thự hiện trở thành bảo tàng.  

Ngoài ra, tại đây còn có các dinh thự khác như:
Dinh thự Girones (Casa arbe de los Girones, hình vẽ ký hiệu 25) nằm cạnh Dinh thự Tiros (Casa de los Tiros, hình vẽ ký hiệu 24). Công trình xây dựng vào thế kỷ 13;
Dinh thự Curia (Palacio de la Curia, hình vẽ ký hiệu 35) nằm phía trước Cụm Nhà thờ chính, Nhà nguyện Real, Nhà thờ Sagrano (Catedral, Capilla Real, Iglesia del Sagrano, hình vẽ ký hiệu 36).  

Các di tích khác tại Albayzín
Ngoài tường thành, cổng và tháp canh; tu viện; nhà thờ; cung điện và dịnh thự, tại Di sản Khu dân cư Albayzín còn có một số di tích khác, gồm:  

Bệnh viện Real (Hospital Real, hình vẽ ký hiệu 2) nằm tại phía bắc Khu dân cư Albayzín. Công trình xây dựng vào thế kỷ 16- 17, là một tổ hợp quy mô lớn với bố cục chính hình chữ nhật và 4 sân trong;  

Nhà tắm Hồi giáo Bañuelo (Bano Arabe del Banuelo, hình vẽ ký hiệu 12) nằm sát chân núi phía bắc của Quần thể Cung điện Alhambra. Công trình được xây dựng vào thế kỷ 11 hoặc 12. Nhà tắm công cộng phục vụ cho một khu vực dân cư khá đông xung quanh, trở thành đặc điểm chung của các thành phố Hồi giáo trên khắp thế giới, phục vụ cho cả mục đích xã hội và tôn giáo. Cách bố trí và chức năng của Nhà tắm công cộng được mô phỏng theo nhà tắm La Mã trước đó. Có đến khoảng 10 nhà tắm như vậy được tìm thấy tại Granada.
Nhà tắm có các phòng bố trí theo trình tự: Phòng tiếp khách hoặc phòng thư giãn, giữa có một hồ nước nhỏ hình vuông với trần nhà hình vòm lớn bằng gỗ, xung quanh có các phòng phụ như vệ sinh, thay đồ. Từ đây dẫn vào vào phòng xông hơi ướt, gồm buồng lạnh (bayt al-barid/ frigidarium), buồng ấm (bayt al-wastani/ tepidarium) và buồng nóng (bayt al-sajun/ caldarium). 
Tại Nhà tắm Bañuelo
, buồng lớn nhất là buồng ấm, nằm tại trung tâm và được bao phủ bởi một vòm lớn, bao quanh 3 mặt là các vòm nhỏ, được đỡ bằng các cột đá cẩm thạch. Trân nhà có cửa sổ hình ngôi sao nhỏ và giếng trời hình bát giác để chiếu sáng và thoạt nhiệt thừa.
Buồng lạnh và buồng nóng là phòng chữ nhật, được bao phủ bởi trần vòm với các cột đỡ. Bên ngoài buồng nóng là các phòng phục vụ, lò hơi. Lò hơi cung cấp nước nóng, không khí nóng cho các buồng thông qua hệ thống đường ống dẫn dưới sàn và thoát nhiệt qua ống khói.  


Sơ đồ mặt bằng Nhà tắm Bañuelo, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha


Nội thất Nhà tắm Bañuelo, Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha

Trạm thương gia Carbon (Coral del Carbon /Alhondigas, hình vẽ ký hiệu 32) nằm tại phía tây Khu dân cư Albayzín, được xây dựng vào thế kỷ 14;
Khu chợ Alcaiceria (hình vẽ ký hiệu 33), nằm tại phía tây Khu dân cư Albayzín, phía bắc của Trạm thương gia Carbon (hình vẽ ký hiệu 32), được xây dựng vào thế kỷ 14- 19;
Trường học Madrasa (Escuela Coranica, hình vẽ ký hiệu 34) nằm tại phía tây Khu dân cư Albayzín, được xây dựng vào thế kỷ 14 – 16; 
Trường đại học Vieja (Universidad Vieja, hình vẽ ký hiệu 38) và Vườn thực vật Jardin Botanico, nằm tại phía tây Khu dân cư Albayzín, được xây dựng vào thế kỷ 17; 
Bệnh viện San Juan de Dios (San Juan de Dios Hospital, hình vẽ ký hiệu 40) tại phía tây bắc Khu dân cư Albayzín, là một bệnh viện Công giáo lâu đời, được thành lập vào năm 1544 bởi Tu viện Hoàng gia St. Jerome. Công trình được xây dựng từ thế kỷ 16- 18 theo phong cách Phục hưng bên ngoài và phong cách Baroque bên trong với các tác phẩm nghệ thuật trang trí độc đáo;
Bể chứa nước Hoàng gia (Aljibe del Rey), nằm ở quảng trường Cristo de las Azucenas, còn được gọi là Aljibe Viejo. Đây là b
ể chứa lớn nhất được xây dựng vào thời Vương triều NasridAlbayzín với công suất 300m3 và là một trong những bể chứa nước lớn của người Hồi giáo ở Granada. 


Bể chứa nước Hoàng gia, tại Khu dân cư Albayzín, Granada, Tây Ban Nha

Di sản Alhambra, Generalife và Albayzín, Granada, Cộng đồng tự trị Andalusia, Tây Ban Nha là một trong ví dụ điển hình về nghệ thuật Hồi giáo trong giai đoạn cuối cùng ở châu Âu.

Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD 
Nguồn: 
https://whc.unesco.org/en/list/314/
https://en.wikipedia.org/wiki/Spain
https://en.wikipedia.org/wiki/Granada
https://en.wikipedia.org/wiki/Emirate_of_Granada
https://en.wikipedia.org/wiki/Nasrid_dynasty
https://en.wikipedia.org/wiki/Alhambra
https://en.wikipedia.org/wiki/Court_of_the_Myrtles
https://es.wikipedia.org/wiki/Patio_de_los_Arrayanes
https://en.wikipedia.org/wiki/Court_of_the_Lions#The_Fountain_of_the_Lions
https://en.wikipedia.org/wiki/Palace_of_Charles_V
https://en.wikipedia.org/wiki/Partal_Palace
https://www.quondam.com/13/1390.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/Court_of_the_Myrtles
https://en.wikipedia.org/wiki/Court_of_the_Lions
https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Ceiling_of_the_Hall_of_Kings_(Alhambra)
https://en.wikipedia.org/wiki/Abencerrages
https://en.wikipedia.org/wiki/Generalife
https://dickschmitt.com/travels/spain/granada_province/granada/Alhambra.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/Albaic%C3%ADn
https://es.wikipedia.org/wiki/Acequia_Real
https://es.wikipedia.org/wiki/Iglesia_de_El_Salvador_(Granada)
https://es.wikipedia.org/wiki/Cartuja_de_Granada
https://es.wikipedia.org/wiki/Iglesia_de_San_Nicol%C3%A1s_(Granada)
https://www.alhambra-patronato.es/descubrir/monumentos-andalusies/el-banuelo
https://es.wikipedia.org/wiki/Casa_de_los_Tiros
https://es.wikipedia.org/wiki/Real_Chanciller%C3%ADa_de_Granada
https://en.wikipedia.org/wiki/El_Ba%C3%B1uelo

Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương     

Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu

Danh sách và bài viết  về Di sản thế giới tại châu Mỹ         

Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi

 

Cập nhật ( 07/06/2021 )
 
Tin mới đưa:
Tin đã đưa:
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"
 
Trí thức trẻ là người tốt nghiệp đại học, tuổi từ 39 trở xuống. Do thu nhập sau ra trường hạn hẹp, thị trường nhà ở giá rẻ khan hiếm, nên điều kiện về an cư để lạc nghiệp còn khó khăn. Các bạn trí thức trẻ ước muốn gì về nơi ở của riêng mình (không phải do thừa kế, đi thuê):
 
 
 
Trong thời đại CMCN 4.0, Chuyển đổi số không còn là điều tốt đẹp nên có, mà là điều bắt buộc đối với tất cả tổ chức và doanh nghiệp, gắn với Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong bối cảnh đô thị hóa, ngành XD có vai trò tiên phong trong Chuyển đổi số đế nâng cao năng lực cạnh tranh. Người ta còn cho rằng "QH đô thị là bệ phóng cho Chuyển đổi số". Lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp XD phải chấp nhận và thích ứng dần với quá trình Chuyển đổi số. Các bạn SV, cựu SV trong lĩnh vực XD - Công dân kỹ thuật số trong tương lai, nghĩ gì về nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực Chuyển đổi số trong cơ sở đào tạo ĐH:
 
 
Thông báo

   Liên kết website
 
  • Sơ đồ trang 
  • Bản quyền thuộc Bộ môn Kiến trúc Công nghệ - Khoa Kiến trúc Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng
    Địa chỉ liên hệ: Phòng 404 nhà A1 - Số 55 đường Giải Phóng - TP Hà Nội
    Điện thoại: (04) 3869 7045     Email: bmktcn@gmail.com
    Chủ biên: TS. Phạm Đình Tuyển - Phụ trách: TS. Nguyễn Cao Lãnh & cộng sự
    Powered by vnDIC.com