Tuần -4 - Ngày 23/05/2022
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Tin tức chung
10 sự kiện nổi bật năm 2021 – Bmktcn.com |
23/01/2022 |

Nhân dịp đầu năm mới 2022, WEB bmktcn.com tổng kết những sự kiện nổi bật trong năm 2021:
1) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại hội làm việc từ ngày 26/1/2021- 1/2/2021, thông qua các văn kiện quan trọng và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đại hội đặt mục tiêu: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
2) Bầu cử đại hội đại biểu Quốc hội khóa XV
Ngày 23/5/2021, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã diễn ra với gần 70 triệu lá phiếu tại 84.767 khu vực bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt tới 99,6%.
Ngày 12/11/2921, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Theo Nghị quyết, cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bảo đảm ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
3) Chuyển hướng kịp thời chiến lược phòng, chống dịch Covid-19
Năm 2021, dịch COVID-19 tiếp tục hành hoành trên toàn cầu. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam ghi nhận gần 1,7 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó gần 32.000 ca tử vong, khoảng 1,4 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi.
Năm 2021, Việt Nam thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay với số vaccine được tiêm là 172 triệu liều. Năng lực ứng phó của hệ thống y tế được nâng lên, chủ động hơn trong phòng, chống dịch.
Việt Nam chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch từ “Zero Covid” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội.
Suốt cả năm học, học sinh, sinh viên không được đến trường. Việc học chủ yếu qua Internet. Các địa phương và nhà trường đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học, hỗ trợ thiết bị học tập cho học sinh và sinh viên. Ở nhà cách ly do dịch bệnh khiến học sinh, sinh viên phải đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn về sức khỏe và tâm lý, cần được gia đình, nhà trường quan tâm đúng mức và khắc phục trong thời gian tới.
4) Nâng cao không ngừng vị thế Việt Nam
Ngày 1/11/2021, tại Glasgow (Vương quốc Anh), Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). Tại đây, Việt Nam cam kết và quyết tâm đạt mục tiêu trung hòa carbon (giảm sự gia tăng ròng khí thải nhà kính toàn cầu vào khí quyển) vào năm 2050, cắt giảm 30% khí metan vào năm 2030, tham gia tuyên bố chuyển đổi năng lượng, rừng và sử dụng đất.
Sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (ngày 7/11/2006), Việt Nam đã khẳng định vị thế hội nhập với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 6 lần; thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể với mức GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 2.587 USD năm 2018, lên 2.786 USD năm 2020.
5) Vượt khó ngoạn mục của nền kinh tế
Làn sóng OVID-19 lần thứ 4 làm đảo lộn kịch bản phục hồi kinh tế đặt ra hồi đầu năm. 9 tháng đầu năm, GDP chỉ tăng 1,42%. Quý IV bật tăng 5,22%, nâng mức tăng trưởng GDP cả năm đạt 2,58%.
Từ tháng 9, hoạt động xuất khẩu sôi động trở lại, chấm dứt tình trạng thâm hụt thương mại. Riêng tháng cuối năm có thêm khoảng 35 tỷ USD xuất khẩu và xuất siêu khoảng 2,54 tỷ USD, nâng mức xuất siêu cả năm đạt 4 tỷ USD.
6) Cuộc chiến không ngừng nghỉ chống tham nhũng, tiêu cực
Cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam đã dần định hình; Từ chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế dần mở rộng sang chống tham nhũng quyền lực gắn với suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong năm 2021, cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được triển khai quyết liệt, nhiều vụ án lớn được đưa ra xét xử. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được triển khai quyết liệt, không khoan nhượng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
7) Hình thành nền tảng Nhà nước số, xã hội số, kinh tế số
Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Năm 2021, việc khai trương Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một mốc lớn và là bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số; tạo nền tảng hình thành Công dân số.
Năm 2021 chứng kiến sự phát triển vượt bậc doanh nghiệp công nghệ số. Việt Nam hiện có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, với doanh thu năm 2021 lên tới hơn 135 tỷ USD. Nhiều giải pháp công nghệ cũng đã được đưa vào giải quyết các vấn đề của quốc gia, như việc triển khai trên cả nước Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth); thí điểm dịch vụ Mobile Money (ví điện tử viễn thông)...
Năm 2021, thương mại điện tử tăng trưởng 30% so với năm 2020; doanh thu vượt 15 tỷ USD.
8) Biến đổi khó lường của thị trường nhà ở và bất động sản
Ngày 22/12/2021 Chính phủ ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 28m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 26m2 sàn/người.
Trong năm 2021, nhiều chính sách, luật mới có hiệu lực; nhiều ách tắc về thủ tục đầu tư xây dựng và đầu tư kinh doanh được tháo gỡ.
Năm 2021, thị trường bất động sản biến động lớn với việc tăng giá đất, giá nhà, giá vật liệu xây dựng. Điều này làm người dân càng khó khăn trong việc tiếp cận đất ở, nhà ở và tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản.
9) Triển khai hoạt động quy hoạch, kiến trúc, xây dựng tại Hà Nội
Hà Nội chính thức thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019. Đây là mô hình sau khi thực hiện thí điểm sẽ nhân rộng và phổ biến trong toàn quốc.
Hà Nội công bố 6 đồ án Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử, tỷ lệ 1/2000 với diện tích lập quy hoạch là 2.709,75 ha, nhằm từng bước thực hiện lộ trình giãn dân khu vực đô thị lõi.
Thành ủy ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 20/9/2021 thống nhất chủ trương Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội. Bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025.
Nhiều công trình hạ tầng giao thông lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng: Đường sắt Cát Linh-Hà Đông, cầu vòm thép vượt hồ Linh Đàm, nút giao đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, 6 nhánh lên xuống cầu cạn Vành đai 3, đoạn Mai Dịch-cầu Thăng Long…Đường sắt Cát Linh-Hà Đông hoạt động ngày 6/11/2021. Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội và cũng là của cả nước được đưa vào khai thác thương mại.
10) Đổi tên Trường Đại học Xây dựng thành Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Ngày 13/8/2021, Phó Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 1396/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Xây dựng thành Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Trường Đại học Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 144/CP ngày 8/8/1966 của Hội đồng Chính phủ, tiền thân là Khoa Xây dựng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Qua 65 năm đào tạo, 55 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành một trường đại học đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo các ngành, các bậc học từ đại học đến tiến sĩ trong lĩnh vực xây dựng.
Đến nay, Trường đã đào tạo trên 60.000 kĩ sư, kiến trúc sư, trên 2.000 thạc sĩ và tiến sĩ, đồng thời thực hiện nhiều đề tài khoa học, các dự án lớn và chuyển giao công nghệ.
Bộ môn KTCN, Đại học Xây dựng
|
Cập nhật ( 07/02/2022 )
|
Tin mới đưa:- Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để thanh niên khởi nghiệp, ĐMST thuận lợi nhất, hiệu quả nhất
- Nghiên cứu sinh Lê Lan Hương đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ
- Thống nhất nhận thức, đổi mới, hành động quyết liệt hơn nữa!
- Giới thiệu tiểu thuyết: Truyền thuyết Kiến trúc kho báu Chùa Một Cột
- Tổ chức nền sản xuất nông nghiệp trong bài toán “tam nông”
- Hợp tác Pháp - Việt nâng tầm giá trị di sản
- Một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nâng cao chất lượng lập quy hoạch
- Thêm đại học Việt Nam xếp hạng cao trên thế giới
- 'Xuất khẩu giáo dục': Bước tiến mới trong đào tạo đại học tại Việt Nam
- Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để thanh niên khởi nghiệp, ĐMST thuận lợi nhất, hiệu quả nhất
- Tạo đột phá về cơ chế, đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội
- Nhà ở xã hội - cung ít, cầu nhiều
- Nhà ở công nhân tại KCN: Tháo gỡ 'điểm nghẽn' để hiện thực hóa giấc mơ an cư
- 9 tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị văn minh
- Chương trình học bổng của trường Đại học Thammasat - Thái Lan
|