1. Thông tin chung:
Lớp học: 67CLC1,2
Môn học phần: 311900
Môn học/Mô đun: Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
Đợt: HK1 2024- 2025
Năm học 2024
Bậc đào tạo: Đại học - B7
Loại đào tạo: Chính quy - CLC
2. Thời gian và phòng học :
Thứ 2, ngày 07/10/2024 - 11/11/2024; Tiết:1-3; Tuần: 123456
Phòng học: 202.H1.
3. Giảng viên phụ trách:
- Giảng viên phụ trách: TS. Phạm Đình Tuyển (
Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
)
- Trợ giảng: Th.S: Nguyễn Minh Hiếu (
Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
), hỗ trợ lớp 67CLC1
- Trợ giảng: KTS: Nguyễn Thị Diệp (
Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
), hỗ trợ lớp 67CLC2
4. Phân bố thời gian giảng dạy :
- Lý thuyết: chiếm 80% số tiết
- Thực hành, thí nghiệm: không
- Tiểu luận: có
5. Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên (SV) năm thứ 3
6. Yêu cầu về nội dung học phần:
a) Yêu cầu chung:
Phù hợp với Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam (PFIEV) đào tạo ra những kỹ sư xây dựng (XD) đa năng, giỏi chuyên môn, có khả năng tư duy tổng hợp và năng lực sáng tạo đáp ứng tốt vai trò lãnh đạo, làm nòng cốt cho các cơ quan doanh nghiệp trong lĩnh vực XD tại Việt Nam và trên thế giới.
a) Trang bị kiến thức cho SV:
- Lý thuyết chung về Đổi mới sáng tạo (ĐMST) gắn với 3 trụ cột: Khởi nghiệp, Sẵn sàng công nghệ và Chuyển đổi số.
- Lý thuyết chung về Khởi nghiệp, liên quan đến:
+ Khởi nghiệp hay khởi sự doanh nghiệp; Doanh nghiệp và doanh nhân; Chọn nghề lập nghiệp; Kiến thức cơ bản về pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp; Kiến thức cơ bản về khởi sự kinh doanh;
+ ĐMST trong khởi nghiệp; Sẵn sàng công nghệ và Chuyển đổi số gắn với Khởi nghiệp;
+ Hệ sinh thái khởi nghiệp và Hệ sinh thái kinh doanh.
b) Trang bị kỹ năng cho SV:
- Hiểu được các kỹ năng mềm cần thiết của một người ĐMST;
- Hiểu được các kỹ năng mềm cần thiết của một người khởi sự kinh doanh;
- Kỹ năng dẫn dắt, tạo việc làm cho mình và cho người khác;
- Kỹ năng cần thiết để hình thành và lựa chọn ý tưởng kinh doanh, biến ý tưởng kinh doanh thành cơ hội kinh doanh, từ đó lập kế hoạch kinh doanh và triển khai các hoạt động kinh doanh;
- Kỹ năng về tìm kiếm, khám phá và vận dụng công nghệ, chuyển đổi số và kỹ năng khai thác có hiệu quả Hệ sinh thái khởi nghiệp và Hệ sinh thái kinh doanh;
- Tăng cường kỹ năng phản biện, phê phán; đánh giá chất lượng công việc, truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác.
c) Mức tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
- Hiểu được việc tự chủ và tự chịu trách nhiệm thông qua hoạt động ĐMST và khởi nghiệp.
- Trải nghiệm việc tự chủ và tự chịu trách nhiệm thông qua việc làm việc độc lập và theo nhóm; Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; Tự định hướng, bảo vệ quan điểm cá nhân... trong quá trình làm bài tiểu luận theo nhóm thực hiện mô hình mô phỏng về khởi nghiệp.
7) Nhiệm vụ của SV:
- Dự lớp: Có mặt ít nhất 80% số giờ quy định.
- Khác: Lập Phiếu đánh giá tính cách SV- Big Five tại thời điểm đào tạo; là cơ sở cho việc lập danh sách phân nhóm, đánh giá mức độ phát triển năng lực về khởi nghiệp của SV khi kết thúc học phần.
8) Giáo trình và tài liệu học tập:
- Giáo trình do giảng viên biên soạn phù hợp với Chương trình khung học phần: Phát triển năng lực khởi nghiệp ĐMST cho SV trong lĩnh vực XD tại Việt Nam đã được cơ sở đào tạo chấp thuận.
- Tài liệu học tập chính:
+ Chương trình khung về đào tạo ĐMST và khởi nghiệp trong lĩnh vực XD;
+ Học liệu mở Chuyên đề: Khởi nghiệp ĐMST trong lĩnh vực XD (2022);
+ 29 Chương trình đào tạo khởi sự doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có 6 Chuyên đề đầu tiên liên quan đến đào tạo khởi sự doanh nghiệp.
- Tài liệu tham khảo:
+ Phát triển năng lực Khởi nghiệp ĐMST cho SV trong lĩnh vực XD tại Việt Nam; NXB Bộ XD, năm 2023 (TS. Phạm Đình Tuyển chủ biên);
+ Các tài liệu tham khảo khác tại thư viện của nhà trường về ĐMST liên quan đến khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp; các website của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước theo hướng dẫn của giảng viên...;
+ Mục Đào tạo khởi nghiệp ĐMST tại WEB bmktcn.com: Khởi nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc; Nghề mới, nghiệp mới, không gian mới giai đoạn CMCN 4.0...
9) Tiêu chuẩn đánh giá SV:
- Chuyên cần: Có;
- Thực hành, thí nghiệm: Không;
- Kiểm tra giữa học phần: Không;
- Tiểu luận hay thi kết thúc học phần: Có.
10) Đánh giá học phần (ĐHP):
Cán bộ phụ trách giảng dạy cho 2 điểm thành phần, gồm:
a) Điểm quá trình học tập (ĐQT), được tính theo thang điểm 10, làm tròn đến không phẩy năm (0,5), được tổng hợp từ: Điểm đánh giá nhận thức và thái độ học tập; điểm chuyên cần.
b) Điểm thi kết thúc học phần (ĐKT) được tính theo thang điểm 10, làm tròn đến không phẩy năm (0,5).
Cơ sở đào tạo tính điểm tổng hợp đánh giá học phần, ví dụ như theo công thức: ĐHP= 0,3 x ĐQT + 0,7 ĐKT.
11) Nội dung chi tiết học phần:
a) Mục tiêu, yêu cầu và cách thức truyền đạt:
- Mục tiêu:
+ Cung cấp cho SV thông tin về các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp; Đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức rèn luyện cho SV vận dụng các kiến thức, kỹ năng: Công dân tích cực với nhận thức mới về ĐMST gắn với Khởi nghiệp, Sẵn sàng công nghệ và Chuyển đổi số; Thay đổi tư duy thiết kế, kiến thức kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, truyền thông, XD thương hiệu, sở hữu trí tuệ, gọi vốn, quản trị doanh nghiệp và kiến thức, kỹ năng ĐMST khác phù hợp với nhóm ngành đào tạo; Cung cấp phương thức khai thác Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, nguồn lực, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, hỗ trợ SV hình thành, trải nghiệm, thực hành, hoàn thiện dự án, ý tưởng khởi nghiệp.
+ Đáp ứng Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp ĐH theo Khung Trình độ Quốc gia Việt Nam, trước hết là hình thành kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
+ Đáp ứng mục tiêu đào tạo ra những kỹ sư XD đa năng, giỏi chuyên môn, có khả năng tư duy tổng hợp và năng lực sáng tạo, phù hợp với Chương trình tiên tiến về đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật XD, được trang bị thêm 1 trong 4 chuyên ngành chuyên sâu: i) Cơ sở Hạ tầng giao thông; ii) Kỹ thuật Đô thị; iii) Kỹ thuật Công trình thủy/biển; iv) Vật liệu XD.
+ Trang bị cho SV kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ tự chịu trách nhiệm cơ bản về Khởi nghiệp trong lĩnh vực XD, phù hợp với Chương trình khung về trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Chuyên đề đào tạo khởi sự doanh nghiệp theo Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC, ngày 13/8/2014, của Bộ Kế hoach và Đầu tư – Bộ Tài chính về Hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa). Qua đó có hiểu biết để hoàn thành bài thi kết thúc học phần; Sau khi ra trường có thể nhanh chóng đáp ứng được đòi hỏi của thực tế và tạo lập được sự nghiệp.
- Yêu cầu:
+ Nội dung của Chương trình là kiến thức cơ bản nhất về ĐMST và khởi nghiệp hay khởi sự doanh nghiệp, mang tính phổ quát và phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, được trình bày thành chương mục thuận lợi cho việc học và giảng dạy trên giảng đường với một thời lượng thời gian hạn chế.
+ Nội dung của Chương trình gắn với tài liệu tham khảo có liên quan, để SV có thể tự học, tăng cường kiến thức.
+ Nội dung của Chương trình thể hiện được yêu cầu làm việc nhóm, thúc đẩy việc trao đổi giữa SV và giảng viên, giữa SV và SV.
+ Bài thi kết thúc học phần (bài tiểu luận) thể hiện được các nội dung nêu trên để từ đó có thể đánh giá được việc tiếp thu của SV cũng như cách thức truyền tải kiến thức của giảng viên.
b) Tổng quan về ĐMST và Khởi nghiệp
(Học để hình thành nhận thức về ĐMST và khởi nghiệp - 6 tiết):
- Khái niệm chung về ĐMST gắn với 3 trụ cột (3 tiết): Khởi nghiệp, Sẵn sàng công nghệ và Chuyển đổi số
+ Nhận thức chung về ĐMST thời kỳ CMCN 4.0 và hội nhập;
+ Khái niệm chung về Khởi nghiệp
+ Khái niệm chung về Sẵn sàng công nghệ
+ Khái niệm chung về Chuyển đổi số
- Khái niệm chung về khởi nghiệp trong lĩnh vực XD (3 tiết):
+ Khái niệm chung về khởi nghiệp và đào tạo khởi nghiệp; khởi sự doanh nghiệp.
+ Khái niệm chung về doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam: Loại hình doanh nghiệp, số lượng và quy mô doanh nghiệp; Những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong lĩnh vực XD; Doanh nhân, và doanh nhân trong lĩnh vực XD;
+ Niềm tin khởi nghiệp và kỹ năng mềm về khởi nghiệp; Chọn nghề và lập nghiệp: Nghề và nghiệp trên thế giới, nghề và nghiệp tại Việt Nam; Khởi nghiệp ĐMST và Khởi nghiệp kế thừa; ĐMST có địa chỉ người dùng; Sáng tạo sản phẩm mới trong lĩnh vực XD; Tiếp thu, tạo lập công nghệ nguồn và đồng bộ hóa công nghệ trình diễn; Chuyển đổi kỹ thuật số;
+ Chọn nghề lập nghiệp;
+ Khởi nghiệp gắn với ĐMST (Sẵn sàng công nghệ và Chuyển đổi số);
+ Truyền thông về khởi nghiệp.
c) Kiến thức chung về Khởi nghiệp ĐMST
(Học để hình thành ý tưởng khởi nghiệp hay ý tưởng kinh doanh - 6 tiết):
- Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh: Nhận thức chung về kinh doanh; Ý tưởng kinh doanh: Ý tưởng kinh doanh khi khởi nghiệp; Nhận diện cơ hội kinh doanh và đánh giá ý tưởng kinh doanh.
- Kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành lập doanh nghiệp: Tổng quan về kiến thức và kỹ năng cần thiết khi khởi sự doanh nghiệp; Lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh; Những vấn đề quản lý cơ bản theo các phương pháp quản trị; Những vấn đề thủ tục hành chính và pháp lý.
- Lập kế hoạch kinh doanh trong khởi sự doanh nghiệp: Tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh; Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh.
- Thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp: Khái niệm thị trường và thị trường XD; Nghiên cứu thị trường trong khởi sự kinh doanh: Thị trường tổng thể; Thị trường chi tiết; Các nguồn thông tin để nghiên cứu thị trường; Marketing trong khởi sự kinh doanh.
- Tổ chức SX và điều hành doanh nghiệp: Tổ chức SX trong doanh nghiệp: Khái niệm; Quá trình SX; Nội dung của tổ chức SX trong doanh nghiệp; Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp; Điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp; Tổ chức và quản lý cung ứng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
- Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp: Tầm quan trọng; Vốn cho hoạt động và phát triển doanh nghiệp (Vốn đầu tư mạo hiểm; Quỹ đầu tư...); Quản trị tài chính trong doanh nghiệp khởi nghiệp: Quy trình quản trị tài chính; Báo cáo tài chính; Báo cáo tài chính dự toán; Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các tài liệu cần đọc bổ sung làm rõ các nội dung trên: Tự học tại nhà: 6 Chuyên đề khởi sự doanh nghiệp theo Chương trình khung về trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC, ngày 13/8/2014, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính về Hướng dẫn dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nội dung này được đăng trên WEB bmktcn.com: Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; http://bmktcn.com/ index.php?option=com_content&task=view&id=9462&Itemid=223).
d) Khởi nghiệp gắn với Hệ sinh thái khởi nghiệp
(Học để tham gia cộng đồng khởi nghiệp, chuỗi SX, chuỗi liên kết - 3 tiết):
- Hệ sinh thái khởi nghiệp và Hệ sinh thái kinh doanh: Khái niệm chung; Một số mô hình trong Hệ sinh thái khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo ĐH.
- Hệ sinh thái khởi nghiệp và Hệ sinh thái kinh doanh trong lĩnh vực XD: Khái niệm chung; Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp XD.
đ) Bài thi kết thúc học phần
(Thực hành mô hình mô phỏng khởi nghiệp - 3 tiết)
- Tên bài tiểu luận: Mô hình mô phỏng dự án khởi nghiệp (tên cụ thể theo từng mô hình);
- Yêu cầu: Cụ thể hóa và làm rõ nội dung lý thuyết trong quá trình học tập học phần ĐMST và khởi nghiệp trong lĩnh vực XD, về cả kiến thức, kỹ năng và mức tự chủ và chịu trách nhiệm; nâng cao khả năng tư duy tổng hợp và năng lực đổi mới tầm quốc gia và quốc tê, từ đó phát triển năng lực khởi nghiệp của mỗi cá nhân.
- Nội dung:
+ Tên của Doanh nghiệp (tên, thương hiệu, biểu tượng, trang web);
+ Mục tiêu của doanh nghiệp (ngắn hạn, dài hạn, kinh doanh hay phục vụ cộng đồng…);
+ Ý tưởng hình thành sản phẩm và ý tưởng kinh doanh, gắn liền với công nghệ nguồn và công nghệ trình diễn;
+ Lập kế hoạch kinh doanh: Kế hoạch hình thành sản phẩm, gắn với quá trình tạo lập sản phẩm: Sản phẩm; Tổ chức SX (gắn với lựa chọn công nghệ quản lý và kỹ thuật; dòng tiền; địa điểm...); Tiêu dùng sản phẩm (gắn với thị trường tiêu thụ, truyền thông quảng bá sản phẩm);
+ Tổ chức điều hành doanh nghiệp;
+ Dự báo cơ hội thành công và thất bại (lợi nhuận, vị thế) của doanh nghiệp.
Nội dung trên gắn với việc phân công thực hiện của các thành viên trong nhóm, để có thể cụ thể hóa mức tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi thành viên.
Ngoài nội dung thể hiện nhận thức, kiến thức ban đầu về khởi nghiệp hay khởi sự doanh nghiệp, bài tiểu luận còn phải thể hiện được tính ĐMST trong việc tìm kiếm, đồng bộ hóa về công nghệ để có thể tạo sản phẩm và dịch vụ mới, làm tăng khả năng cạnh tranh, mang lại cơ hội tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Nội dung của bài tiểu luận còn phải thể hiện được tính thực tế để có thể tham gia cuộc thi về khởi nghiệp trong và ngoài nước, cũng như thu hút Quỹ đầu tư mạo hiểm, Nhà đầu tư thiên thần và mở ra một sự nghiệp mới cho nhóm SV sau khi ra trường.
- Cách thức thực hiện:
+ Chia lớp thành các nhóm, khoảng 5 - 6 SV; quy mô đủ lớn để có thể thực hiện được nội dung của học phần và tổ chức làm việc theo nhóm. Việc phân nhóm căn cứ vào khảo sát tính cách Big Five của từng cá nhân mà chọn lựa cho phù hợp. Nhóm trưởng là người nổi trội trước hết bởi tính cách: Cân bằng cảm xúc; Tận tâm và Sẵn sàng trải nghiệm. Giảng viên cần quan tâm đặc biệt tới SV có tính cách yếu về Cân bằng cảm xúc (hay Rối loạn cảm xúc) để trợ giúp chuyên môn.
+ Mỗi nhóm SV vận dụng kiến thức được truyền đạt trên giảng đường, tự học để hình thành ý tưởng về một dự án khởi nghiệp phù hợp với Chương trình hành động của ngành XD và chương trình đào tạo có liên quan, ví dụ như: Phát triển vật liệu xây dựng; Thị trường bất động sản; Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược như đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, sân bay, cảng biển, hạ tầng điện, viễn thông, hạ tầng đô thị lớn; Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực XD; Đô thị thông minh, Ngôi nhà thông minh; Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tại và biến đổi khí hậu...
12Tổ chức thực hiện học phần
a) Cách thức học và dạy:
- Việc truyền tải nội dung học phần phải gắn liền và đáp ứng được Chuẩn đầu ra của người tốt nghiệp ĐH trong lĩnh vực XD, trước hết là hình thành kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác; và mục tiêu đào tạo kỹ sư chất lượng cao.
- Việc tiếp thu kiến thức của SV bao gồm cả việc học trên giảng đường và việc tự học ở nhà với các tài liệu tham khảo về khởi nghiệp và các sự kiện khởi nghiệp từ xã hội.
- Nội dung học phần được tiến hành giảng dạy song song với việc phân chia nhóm SV thành các tổ chức khởi nghiệp giả định, để tiến hành theo nhóm các dự án thử nghiệm về khởi nghiệp. Vừa học lý thuyết vừa thực hành.
- Khởi nghiệp không phải vấn đề mang tính đơn ngành, vì vậy khi giảng dạy, giảng viên cần mở rộng thêm kiến thức về thể chế, kinh tế, xã hội và văn hóa; kiến thức chuyển đổi số và liên ngành có liên quan.
- Giảng viên trong quá trình giảng dạy phải kết hợp được truyền tải niềm tin khởi nghiệp với các kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp phù hợp với từng chuyên ngành. Tăng cường trao đổi giữa SV và giảng viên, giữa SV với nhau.
- Củng cố kiến thức chuyên ngành đã học có liên quan; Tinh thần tự chủ và chịu trách nhiệm (đã có được từ học phần khác trong quá trình đào tạo).
- Thúc đẩy gắn kết giữa SV với cộng đồng trong Hệ sinh thái Khởi nghiệp (trong và ngoài trường), để SV làm quen với việc chủ động tìm kiếm hỗ trợ, khai thác trong quá trình học tập tại trường và sau này khi ra trường.
b) Hỗ trợ SV thực hiện học phần:
Ngoài giảng viên giảng dạy lý thuyết, việc thực hiện học phần của SV còn được hỗ trợ qua việc tận dụng ưu thế của Hệ sinh thái khởi nghiệp trong nhà trường (Tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp; Nhà tư vấn dẫn dắt; Hệ thống sẵn sàng về công nghệ trong và ngoài nước có liên quan; Mạng xã hội về khởi nghiêp trong lĩnh vực XD…).
c) Các giai đoạn thực hiện học phần: gồm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1:
+ Thời gian: 6 tiết học đầu tiên (tương đương với 2 buổi học).
+ Giới thiệu chung về học phần; yêu cầu và cách thức thực hiện học phần...
+ Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ SV về Năng lực tự thân và Năng lực tự rèn luyện. Đối với Năng lực tự thân: Việc đánh giá thông qua phần mềm Big Five. Giảng viên hướng dẫn SV sử dụng phần mềm (talaai.com.vn); hướng dẫn SV tự đọc kết quả và tự rút ra kết luận ban đầu về: Ta là ai?. Đối với Năng lực tự rèn luyện: Thông qua sự giới thiệu của một số SV tiêu biểu trong lớp (lớp trưởng, cán bộ Đoàn...).
+ Giảng viên cung cấp cho SV nội dung Tổng quan khởi nghiệp để hình thành nhận thức chung về ĐMST và khởi nghiệp. Từ đây, SV có thể bắt đầu tự học, nâng cao kiến thức, kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp.
+ Cũng trong giai đoạn này, cần kết thúc điều tra xã hội học về Big Five và phân chia nhóm trong SV. Mỗi nhóm nên có sự đa dạng về tính cách để SV có thể tự học hỏi lẫn nhau, (SV với mức đánh giá cao về tính cách Cân bằng cảm xúc và SV với mức đánh giá thấp về tính cách Cân bằng cảm xúc).
- Giai đoạn 2:
+ Thời gian: 6 tiết học tiếp theo (tương đương với 2 buổi học).
+ Giảng viên cung cấp cho SV Kiến thức chung về khởi nghiệp, hình thành Nhận thức và ý tưởng khởi sự doanh nghiệp gắn với công nghệ nguồn và công nghệ trình diễn, gồm 6 nội dung được cho là cốt lõi của khởi sự doanh nghiệp; Cách thức khai thác và kết nối trong Hệ sinh thái Khởi nghiệp. SV tự học ở nhà để hoàn thiện các kiến thức học được trên giảng đường.
Giai đoạn này bắt đầu cùng với việc phân chia lớp thành nhóm để tiến hành bài tiểu luận kết thúc học phần, là một dự án khởi nghiệp thử nghiệm. Mỗi nhóm SV vừa học lý thuyết vừa trao đổi trực tiếp hoặc thông qua mạng xã hội với giảng viên và với nhau về mô hình mô phỏng khởi nghiệp.
- Giai đoạn 3:
+ Thời gian: 3 tiết học tiếp theo (tương đương với 1 buổi học).
+ Giảng viên cung cấp cho SV Kiến thức chung về Hệ sinh thái khởi nghiệp, hình thành năng lực tham gia cộng đồng khởi nghiệp, chuỗi SX, chuỗi liên kết.
Trong giai đoạn này, giảng viên (và trợ giảng) phải thống nhất với mỗi nhóm SV về tên và nội dung của mô hình mô phỏng khởi nghiệp. Các nhóm SV vừa củng cố lý thuyết đã học vừa trao đổi trực tiếp hoặc thông qua mạng xã hội với giảng viên và với nhau về mô hình mô phỏng khởi nghiệp.
- Giai đoạn 4:
+ Thời gian: 3 tiết học tiếp theo (tương đương với 1 buổi học).
+ Các nhóm SV tiến hành thực hiện dự án khởi nghiệp thử nghiệm trong một môi trường mô phỏng, dưới sự trợ giúp của giảng viên và trợ giảng. Đây cũng là bài thi hay bài tiểu luận để giảng viên (kết hợp với chuyên gia) đánh giá và cho điểm kết thúc học phần.
+ Mỗi nhóm SV có thể vừa trao đổi trực tiếp trên giảng đường hoặc thông qua mạng xã hội với giảng viên và với nhau về mô hình mô phỏng khởi nghiệp.
- Giai đoạn 5 - Đánh giá kết thúc học phần:
Nhóm SV Khởi nghiệp sẽ trình bày Dự án khởi nghiệp trước Hội đồng đánh giá, gồm Bộ môn, Khoa chuyên môn, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan. Sau đó, Bộ môn chịu tránh nhiệm giảng dạy tổng hợp ý kiến của từng thành viên Hội đồng thành thi điểm kết thúc học phần (ĐKT).
Điểm thi kết thúc học phần được đánh giá với từng nội dung:
+ Có nội dung đáp ứng được yêu cầu đào tạo khởi nghiệp: Điểm cao nhất 6 điểm.
+ Có nội dung mang tính ĐMST: Điểm cao nhất 1,5 điểm.
+ Có nội dung mang tính thực tế: Điểm cao nhất 1,5 điểm.
+ Điểm trình bày dự án, báo cáo, bảo vệ trước hội đồng: 1 điểm.
Cán bộ phụ trách giảng dạy tổng hợp Điểm thi kết thúc học phần (ĐKT) và cho Điểm quá trình học tập (ĐQT) để Cơ sở đào tạo tổng hợp thành Điểm tổng hợp đánh giá học phần (ĐHP).
d) Lựa chọn bài thi tiêu biểu để tham gia các cuộc thi khởi nghiệp:
Sau khi kết thúc học phần, giảng viên và chuyên gia lựa chọn dự án khởi nghiệp có ý tưởng độc đáo để SV tiếp tục hoàn thiện, tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong và ngoài nước; giới thiệu với tổ chức doanh nghiệp, doanh nhân để có thể thương mại hóa (trước hết là thương mại hóa tài sản trí tuệ). Đây cũng là khởi nguồn cho việc hình thành hệ thống doanh nghiệp XD mới trong tương lai.
Nội dung chi tiết học phần, phân bố thời gian giảng dạy theo bảng sau:
BẢNG 1: PHÂN BỐ NỘI DUNG, SỐ TIẾT VÀ ĐƠN VỊ THAM GIA THỰC HIỆN HỌC PHẦN
TT
|
Nội dung học phần
|
Số tiết
|
Đơn vị tham gia
thực hiện
|
I
|
Mở đầu (Giới thiệu chung, yêu cầu và cách thức thực hiện học phần)
|
1
|
Giảng viên
|
II
|
Tổng quan về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (Học để hình thành nhận thức chung về ĐMST và khởi nghiệp)
|
5
|
|
1
|
Khái niệm chung về ĐMST với 3 trụ cột
|
2
|
Giảng viên; SV đánh giá năng lực tự thân thông qua Big Five
|
|
Nhận thức chung về ĐMST thời kỳ CMCN 4.0 và hội nhập
|
|
|
Khái niệm chung về khởi nghiệp
|
|
|
Khái niệm chung về Sẵn sàng công nghệ
|
|
|
Khái niệm chung về Chuyển đổi số
|
|
2
|
Khái niệm chung về khởi nghiệp trong lĩnh vực XD
|
3
|
Giảng viên;
Phân nhóm theo kết quả đánh giá Big Five của mỗi SV
|
|
Khái niệm chung về khởi nghiệp và đào tạo khởi nghiệp, khởi sự DN
|
|
|
Khái niệm chung về doanh nghiệp và doanh nhân
|
|
|
Niềm tin khởi nghiệp và kỹ năng mềm về khởi nghiệp
|
|
|
Chọn nghề, lập nghiệp
|
|
|
Khởi nghiệp gắn với ĐMST (Sẵn sàng công nghệ và chuyển đổi số)
|
|
|
Truyền thông về khởi nghiệp
|
|
III
|
Kiến thức chung về khởi nghiệp (Học để hình thành ý tưởng kinh doanh)
|
6
|
Giảng viên hướng dẫn và SV tự học;
Trao đổi với giảng viên về ý tưởng của bài tiểu luận (mô hình mô phỏng khởi nghiệp) kết thúc học phần
|
1
|
Kiến thức chung về khởi sự doanh nghiệp
|
5
|
|
Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh
|
|
|
Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp
|
|
|
Lập kế hoạch kinh doanh trong khởi sự doanh nghiệp
|
|
|
Thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp
|
|
|
Tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp
|
|
|
Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp
|
|
2
|
Khởi sự doanh nghiệp trong thời kỳ CMCN 4.0
|
1
|
|
IV
|
Khởi nghiệp gắn với Hệ sinh thái khởi nghiệp (Học để tham gia cộng đồng khởi nghiệp, chuỗi SX, chuỗi liên kết)
|
3
|
Giảng viên hướng dẫn và SV tự học;
Thống nhất với giảng viên và trợ giảng về ý tưởng của bài tiểu luận (mô hình mô phỏng khởi nghiệp) kết thúc học phần
|
1
|
Khái niệm chung về Môi trường khởi nghiệp và Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST
|
1
|
|
Môi trường khởi nghiệp
|
|
|
Hệ sinh thái khởi nghiệp và Hệ sinh thái kinh doanh
|
|
|
Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST
|
|
2
|
Một số mô hình tổ chức dịch dụ hỗ trợ trong Hệ sinh thái khởi nghiệp
|
2
|
|
Vai trò của tổ chức dịch vụ hỗ trợ trong Hệ sinh thái khởi nghiệp
|
|
|
Một số mô hình tổ chức dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp
|
|
V
|
Bài tiểu luận kết thúc học phần (Thực hành mô hình mô phỏng khởi nghiệp)
|
3
|
Giảng viên và trợ giảng hỗ trợ SV thực hiện
|
1
|
Tạo lập mô hình mô phỏng khởi sự doanh nghiệp
|
|
2
|
Hoàn thiện bài tiểu luận kết thúc học phần
|
|
|
Tổng cộng (I - IV)
|
18
|
|
VI
|
Đánh giá kết thúc học phần
|
|
|
1
|
Đánh giá Điểm quá trình (ĐQT)
|
|
Giảng viên phụ trách
|
2
|
Điểm tổng hợp đánh giá học phần (ĐHP)
|
|
Cơ sở đào tạo
|
3
|
Lựa chọn bài tiểu luận để tham gia các cuộc thi và chuẩn bị cho giai đoạn khởi nghiệp tiếp sau
|
|
Giảng viên và chuyên gia bên ngoài
|
13. Một số công việc chuẩn bị cần làm:
a) Chia nhóm thực hiện học phần:
- Lớp chia thành nhiều nhóm, từ 5- 6 SV mỗi nhóm.
- Việc chia nhóm do giảng viên phụ trách học phần thực hiện trên cơ sở đánh giá tính cách của SV (Big Fvie):
+ SV vào phần mềm: talaai.com.vn hoặc trên web bmktcn.com, mục Ta là ai? Big Five để tự đánh giá tính cách cá nhân.
+ Sau khi đánh giá, gửi kết quả cho giảng viên:
Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
. hoặc trợ lý giảng dạy.
+ Mỗi nhóm SV là một tập hợp các SV có tính cách khác nhau.
b) Tự học và tự nghiên cứu để hình thành nhận thức mới về khởi nghiệp ĐMST:
- Tất cả SV phải chủ động thu thập tài liệu theo hướng dẫn để tự học, tự nghiên cứu hình thành nhận thức mới về khởi nghiệp ĐMST để thực hiện có hiệu quả học phần.
- Trong quá trình thực hiện học phần, SV cần chủ động trao đổi với giảng viên, trợ giảng những vấn đề liên quan đến học phần còn chưa rõ.
14. Liên hệ, phản ánh:
- Danh sách cán bộ Bộ môn KTCN để liên hệ.
- Liên hệ để đề đạt yêu cầu, phản ánh với Chủ nhiệm Bộ môn KTCN:
Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
.
Giảng viên phụ trách Học phần: TS. Phạm Đình Tuyển
|