Tuần -15 - Ngày 19/04/2024
SỰ KIỆN TRONG TUẦN
Hỏi:

Em cảm thấy vô hướng quá  

Em chào thầy ạ, em là 1 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và cũng đang học trong lớp Kiến trúc Công nghiệp của thầy ạ. Em có 1 số vấn đề nội tâm rất mong muốn được thầy giúp đỡ và mách bảo ạ. 
Vấn đề chính em đang gặp phải là em cảm thấy rất vô hướng như trong tiêu đề ạ. Em thấy bản thân mình không có tý năng lực nào để mai sau có thể hành nghề kiến trúc sư. Hiện tại em bị nản chí và cũng lo sợ nữa. Em vào trường cũng vì ước mơ có thể xây ngôi nhà do chính mình thiết kế và hành nghề. Nhưng em cảm thấy mình không đủ năng lực để có thể hành nghề, kiến thức trên trường là vô cùng lớn mà dù e đã học rồi nhưng lại bị quên lãng chỉ sau 1 học kỳ. Em cũng không giỏi vẽ và vẽ rất xấu nếu vẽ tay thì nhìn rất trẻ con và thiếu chuyên nghiệp, nhìn các bạn khác em cảm thấy rất tự ti, Em cũng không biết mình còn có thể đủ trình độ để đi thực tập không nữa. Chuyên môn của em em tự đánh giá là khá tệ, em rất suy sụp và cố gắng học những gì có thể mà chuyên ngành cần. Thầy có thể cho em xin ý kiến và liệu có giải pháp khắc phục không ạ, em rất sợ rằng nếu hành nghề thì bản thân không giỏi giang thì kinh tế làm ra sẽ bị thấp, không đủ sống. Vậy em phải làm sao ạ. 


Trả lời:

Thày đã nhận được thư.

Năng lực tự thân thời điểm này là kết quả của năng lực tự rèn luyện giai đoạn trước. Như em nêu trong thư, năng lực tự thân yếu, trước hết thể hiện:
i) Kiến thức chuyên môn còn nhiều khoảng trống và ngày càng rộng ra, do việc học không chăm chỉ;
ii) Trình bày bản vẽ kiến trúc xấu, do không cẩn thận khi thiết kế;
iii) Mất niềm tin vào chính mình, nản chí và dẫn đến lo sợ cho tương lai. 
Phải thấy đó là điều không tốt đẹp do chính em gây ra, để có trách nhiệm mà sửa mình. 
Được gia đình hỗ trợ, có sức khỏe và năng lực để học đến năm thứ 3, là may mắn lắm, khi so sánh với rất nhiều thanh niên người Việt khác. 

Một số việc phải làm ngay: 
i) Thay đổi ngay nhận thức cũ: Ta phải trở thành người tài với cả kỹ năng cứng và mềm phù hợp để cạnh tranh và hợp tác, không chỉ trong kiến trúc mà cả lĩnh vực liên quan khác mà xã hội đang cần và tạo ra giá trị gia tăng;
ii) Sử dụng thời gian hợp lý: Một ngày ngủ đủ 6- 7 tiếng để tái tạo sức lao động. Thời gian còn lại dành cho: Học ngoại ngữ và chuyển đổi số; Đi học đầy đủ và lắng nghe bài giảng; Đọc sách và tài liệu bổ sung kiến thức; Chủ động trao đổi chuyên môn với giảng viên và bạn bè;
iii) Chăm chỉ tự học tập: Lời chê ghê gớm nhất là Kẻ lười nhác. Từ Kẻ lười nhác đến Kẻ hèn hạ và vô dụng rất gần nhau. Không phải lúc nào cũng có người bên cạnh mà học hỏi, mà phải có kế hoạch tự học, từ trong sách vở đến mạng xã hội và thực tế;
iv) Mở ra với thế giới bên ngoài: Tìm người có đức, có tài mà chơi để học kiến thức và sự đồng thuận; Ra với môi trường tự nhiên mà hòa vào trong đó. Sẵn sàng trải nghiệm làm những điều tốt đẹp; 
v) Còn 2 năm nữa mới ra trường. Phải học để tốt nghiệp đại học, điểm khởi đầu sự nghiệp của một người tri thức. Đây là thời gian đủ để em tìm lại sự cân bằng cảm xúc và tận tâm thay đổi chính mình.

Nếu có vấn đề gì về việc học tập có thể trao đổi với thày. Thày sẵn sàng đồng hành.

Ngày 4/11/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 
Hỏi:

Em kính chào thầy ạ.
Em đang đọc lần 2 quyển sách Nghĩ giàu làm giàu, xuất bản lần đầu năm 1937. Quyển sách được viết từ 90 năm trước nhưng nó vẫn đang phản ánh nhiều thực tế.
Em đã đọc được rằng "các cơ sở giáo dục cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên".
Em nghĩ đó là việc các thầy đang làm không ngừng. 
Em viết mail này để cảm ơn công việc của thầy ạ.

Em cảm ơn thầy đã đọc ạ.
Sinh viên 60KD3


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Rất cám ơn về những dòng chia sẻ, động viên. 
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ liên quan đến việc đào tạo kỹ năng cứng mà còn phải là kỹ năng mềm, liên quan trước hết đến năng lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. 
Cuốn sách "Nghĩ giàu, làm giàu" chỉ là một trong những nội dung mà thế hệ trẻ quan tâm.
Điều lớn lao hơn là họ phải có năng lực tự thân và năng lực tự rèn luyện để hình thành sự nghiệp và trở thành người tốt cho gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với chuẩn mực chung của loài người trong thế kỷ 21. 
Sinh viên là tương lai của thày.
Thày cùng các thày cô giáo khác đang nỗ lực hết sức để biến tương lai tốt đẹp đó thành hiện thực. 
Thày đang viết một cuốn sách với tiêu đề: 'Nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên (và cựu sinh viên) trong lĩnh vực xây dựng'. Dự kiến tháng 5/2023 xuất bản. 
Chúc mọi điều tốt lành. 
Ngày 8/3/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 

 
 
Hỏi:

 

Thưa thầy, em xin gửi kết quả bigfive mới của bản thân, qua đây em cũng xin cảm ơn thầy vì thông qua bài khảo sát bigfive và những lời thầy nói, em đã cố gắng khắc phục những yếu điểm của bản thân và cũng như trau dồi thêm kiến thức để khai phá bản thân, và thực tế đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống và công việc của em, tuy vậy bản thân em cũng vẫn còn những thiếu sót, những điều em chưa thay đổi đc, em mong thầy thông cảm và trân thành cảm ơn thầy đã lắng nghe em.

 

Sinh viên Khóa 53KD, Khoa Kiến trúc Quy hoạch, ĐHXD Hà Nội

 


Trả lời:

 

Đã nhận được kết quả Big Five. Nên ghép thêm kết quả của những sinh viên khác, người khác để có thể so sánh và rút ra được nhận xét ta là ai và từ đó tự sửa mình. 

Kết quả cho thấy: Tính cách (hay kỹ năng mềm) thuộc loại trung bình. Yếu về tính hướng ngoại. 

Từng bước, từng bước mà cố gắng hơn. 

 

Ngày 3/2/2023, thày Phạm Đình Tuyển 

 


Hỏi:  Em gửi thầy kết quả Big Five ạ.




Trả lời: Thày đã nhận được kết quả đánh giá Big Five của em. 
Sau một năm tự nhìn nhận mình là ai và đã có những thay đổi . 
Tính cách Tận tâm và Hướng ngoại được cải thiện so với trước. 
Tính cách Cân bằng cảm xúc vẫn yếu như cũ. Theo các nghiên cứu mà thày được biết, tính cách Cân bằng cảm xúc là cốt lõi. Mọi năng lực hoạt động chuyên môn, xã hội của một con người đều dựa vào đây mà ra cả. 
Ta có mặt trên đời này đều có nguyên cớ tốt đẹp nào đó.  Phải tự tin hơn nữa vào chính mình, trước hết là từ công việc chuyên môn, nay chính là đồ án tốt nghiệp. 
Thày sẽ hỗ trợ chuyên môn để em có kết quả tốt nhất trong việc thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp. 
Ngày 10/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển.  
 

Hỏi: E chào thầy ạ! E là Thắng ,sinh vien nhận đồ án tốt nghiệp nhóm thầy, nhóm mình có nhóm zalo riêng hay thế nào để trao đổi về đồ án k ạ ? Em tìm sđt thầy để add Zalo nhưng không được ạ! Em cảm ơn thầy.
Trả lời: Trao đổi trực tiếp với thày qua mail. 
 
Một số nội dung chính thực hiện trong 4 tuần đầu tiên: :
 
1) Đọc kỹ các yêu cầu về nội dung Học phần đồ án tốt nghiệp của Khoa và Bộ môn KTCN; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành ngay trong tuần thứ 1)  
2) Báo cáo về tên đề tài tốt nghiệp, vị trí cụ thể khu đất dự kiến theo tỷ lệ 1/500 (hoàn thành trong tuần thứ 1)
3) Chuản bị các quy định, tiêu chuẩn thiết kế có liên quan đến đề tài; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành trong tuần thứ 2)
4) Tìm 5 ví dụ trên thế giới về các công trình tương tự với loại hình dự kiến trong đề tài tốt nghiệp; nhận xét và đánh giá, kết luận rút ra để có thể ứng dụng cho đề tài (4 tuần phải hoàn thành); 
5) Đọc lại các nguyên lý thiết kế kiến trúc đã được học (phải làm ngay và liên tục cho đến khi bảo vệ đề tài);
6) Nên tự đánh giá Ta là ai. Đánh giá theo phần mềm  Big Five- tính cách sinh viên, để thày biết rõ hơn về sinh viên. 
Phần mềm đánh giá: http://talaai.com.vn/   (talaai.com.vn)
Sau đó gửi ngay kết quả đánh giá tính cách cho thày, để có thể hỗ trợ. 
 
Gặp nhau 2 tuần/lần. Mỗi lần gặp cần chuẩn bị sẵn câu hỏi để có thể trao đổi tối đa những vấn đề liên quan đến đề tài tốt nghiệp mà không tự trả lời được. 
Địa điểm gặp: Chiều thứ tư hàng tuần, từ 16h - 17h30 tại Văn phòng Bộ môn KTCN. 
 
Đồ án tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng của đời người lao động trí óc. 
Phải nỗ lực hết sức và dành tất cả thời gian, nguồn lực cho đồ án. Từ đây mới có kết quả tốt nhất, để trải nghiệm, hình thành năng lực cần thiết chuẩn bị cho việc ra trường và làm việc với vô số những người tài khác trong xã hội. 
 
2/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển. 
 

Hỏi:  Em chào bộ môn ạ, em là Hoàng Đức Dương lớp 66XD8 msv-0013966 đang làm bài tiểu luận về công trình dân dụng ạ em thấy bộ môn có đăng bài về công trình galaxy soho ở Trung Quốc vậy em muốn xin bộ môn cho em bài đăng đó được không ạ, em xin cảm ơn bộ môn,em chào bộ môn ạ.


Trả lời: Trang WEB bmktcn.com được thành lập với mục tiêu chính là phục vụ sinh viên. Đương nhiên là em được đăng lại các bài viết trên trang WEB này. 
Chủ  biên: TS. Phạm ĐÌnh Tuyển 

Hỏi:

Em gửi thày bài Trắc nghiệm tính cách – Big Five (talaai.com.vn)


Trả lời:

Thày đã nhận được biểu tượng Big Five của em. Đây là Big Five rất điển hình của sinh viên. Em còn là người mạnh về Hướng ngoại, một tính cách rất được coi trọng trong Thời đại liên kết và hội nhập. 
Do còn trong giai đoạn là sinh viên gắn với Học hỏi, Học tập là chính và chưa có Học hành, nên tính cách Tận tâm của em còn thiếu mạnh mẽ so với tính cách khác.  
Khi làm việc trong doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, người sử dụng lao động đánh giá trước hết tính cách Tận tâm và là kỹ năng mềm cơ bản của mỗi nhân viên. 
Không đợi đến lúc ra trường, ngay từ bây giờ em dành quan tâm hơn cho tính cách này. Nếu làm được như vậy, sẽ thuận lợi hơn khi thử việc và nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. 
Khi trắc nghiệm Big Five, Tận tâm cũng là tính cách nổi trội của thày. Trong công việc, thày luôn có thiện cảm với những người Tận tâm. 
Chúc em sớm trở thành con người thật sự Tận tâm. 

Ngày 24/4/2021, Thày Phạm Đình Tuyển. 


Hỏi:

Em thưa thầy, thầy có thể cho em hỏi làm sao mình có thể kết nối làm quen với những người giỏi hơn mình ạ, em cảm ơn thầy.


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Đối với một đất nước: Hiền tài như nguyên khí quốc gia. Mạnh hay yếu từ đó mà ra cả.
Đối với một cá nhân: Suốt cả đời gắn với việc học: Học cái gì và học thày nào. Và sự học luôn đi cùng với sự sang trọng và thịnh vượng.
Những người giỏi hay người hiền tài có thể thức tỉnh cho ta học cái gì một cách hiệu quả và qua đó họ cũng trở thành thày của ta.
Người tài giỏi là người làm những việc mang lại giá trị gia tăng cao mà người thường không làm được. Người hiền tài là người mang tài của mình ra giúp xã hội.
Vị thế xã hội cấp độ nào thì có người tài, người hiền tài cấp độ đó, ví như người tài giỏi trong lớp, trong trường, trong ngành, trong vùng, trong quốc gia và thế giới.
Mỗi người thường tìm và chơi với người giỏi phù hợp với vị thế của họ. Khi tiến bộ, sang một vị thế mới cao hơn, lại tìm thày giỏi tương xứng ở vị thế đó mà học.
Khi đã tài giỏi trong một vị thế, chính ta lại trở thành người thày để dẫn dắt những người khác chưa có điều kiện giỏi bằng ta. Từ đây ta cũng có được phẩm cách của người chủ và người lãnh đạo.  
Khi đã hiểu được sự cần thiết của việc tìm người giỏi hay người hiền tài để học và hành, thì tất yếu ta sẽ tự thay đổi để tìm được cách kết nối với họ.
Những hiền tài luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp. Vậy hãy thể hiện cho họ thấy tính cách của ta cũng luôn mạnh mẽ hướng về điều đó.
Là sinh viên, trước hết hãy tìm thày hay người giỏi trong lớp, khoa, trường; trong gia đình và dòng họ để học.
Thày chúc em sớm thành công.

Ngày 19/4/2021. Thày Phạm Đình Tuyển


Hỏi:

Em thưa thầy (cô). Trong quá trình làm đồ án thì trong lớp có nhóm không hoà đồng được và bạn trong nhóm xin sang nhóm khác. Vậy bạn đó đề xuất chuyển nhóm với thầy trong buổi thông tới luôn được không ạ? Em cảm ơn ạ!


Trả lời:

Bộ môn đã nhận được thư của em. 
Học kỹ năng mềm phối hợp với các thành viên có liên quan trong hoạt động tư vấn là một trong những mục tiêu của việc Làm đồ án theo nhóm. 
Ai cũng phải nỗ lực tự học điều này để đình hình được nhận thức: Sức mạnh và vị thế của một tổ chức chủ yếu được xây dựng trên nền tảng của việc "Cùng nghĩ,Cùng làm".Từ đó mới mong công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
23/4/2019. Thày Phạm Đình Tuyển 


Hỏi:

Em chào thầy, các câu trả lời của thầy khiến em thấy rất hữu ích. Em muốn hỏi thầy khi thầy gặp những bế tắc hay thất bại trong cuộc sống thầy đã tự khắc phục như thế nào, có khi nào thầy cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình không. Hiện tại có những lúc em cảm thấy kém cỏi so với  người khác, xin thầy cho em lời khuyên được không ạ?

Em cảm ơn thầy rất nhiều. 
Trả lời:


Thày đã nhận được thư của em 
Chắc chắn trong cuộc đời không có ai chỉ toàn thành công cả. 
Trong hoạt động chính trị, thất bại là gắn với tính mạng. 
Trong hoạt động kinh tế, thất bại là gắn với thiệt hại về kinh tế và thời gian.
Trong hoạt động xã hội, thất bại là mất niềm tin và vị thế… 

Trong thời đại hội nhập ngày nay, con người phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh mà trong nhiều trường hợp ta còn chưa biết nhiều về họ; giống như đi thi Olimpic mà không biết sẽ phải thi môn gì; đến đó mới rõ. 
Chính vì vậy, xã hội bây giờ cần những người: i) Tư tưởng tiến bộ; ii) Yêu tự do; iii) Hoạt động đa năng và biết liên kết với nhiều người để làm nhiều việc; trong đó đặc biệt với em là nhân tố thứ ba. 

Nếu một người chỉ chăm chăm làm một việc; việc đó thất bại có nghĩa là mất tất cả. 
Nếu một người làm ba việc; một việc thành công, hai việc thất bại, điều đó cũng chấp nhận được.
Nếu một người làm năm việc; ba việc thành công, hai việc thất bại, điều đó được coi như đã thành công.  

Đã đi học được đến bậc đại học, chắc chắn em có cơ hội hơn rất nhiều người không có điều kiện đi học ngoài xã hội kia (thậm chí nhiều người còn khuyết tật). 
Hãy học và rèn luyện trở thành người đa năng, nghĩa là tập làm nhiều việc một lúc (ưu tiên là việc theo chuyên môn giỏi nhất của mình, tiếp đến là việc mà xã hội đang cần và cuối cùng là việc mà mình yêu thích). Cũng chính từ đây em sẽ tìm được những mặt mạnh của mình.
Đối với những người tri thức, trong tâm thức của họ không có chỗ cho từ “bế tắc” và “mệt mỏi”, chỉ có từ “khó khăn” và “sáng tạo” để vượt qua mà thôi. (Tất nhiên, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những nỗi đau buồn, ví như sự mất mát của người thân, bạn bè, đồng loại). 
Một điều nữa em cũng cần biết: Sức mạnh để làm những điều khác biệt và sẽ thành công, không phải chỉ xuất phát từ bản thân em, từ thế giới thực tại này, mà còn được khởi nguồn từ sức mạnh tinh thần của tiền nhân, tổ tiên và dòng họ gia đình em. Vì vậy, phải tìm hiểu, học để phát huy cho được sức mạnh tinh thần này, thậm chí biến thành niềm tin cốt lõi của mình.  

Chúc em trở thành con người đa năng và thành công.  

Ngày 4/12/2018. Thày Phạm Đình Tuyển  

 


Thông tin định kỳ
+ Câu hỏi ôn thi môn học Kiến trúc CN - DD
+ Câu hỏi ôn thi môn học KTCN
+ Bảng giờ lên lớp
+ Giải thưởng Loa Thành
+ Quyết định số 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam
+ Quy định mới về Quy chế đào tạo ĐH hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHXD
+ Chương trình khung môn học học phần tiến sỹ chuyên ngành Kiến trúc Công nghiệp
+ Dạy học theo tiếp cận “CDIO” trong đào tạo đại học
+ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
+ NQ số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT
+ Bộ Xây dựng cung cấp 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
+ NĐ 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH
+ Công bố Báo cáo Việt Nam 2035
+ Hệ thống tài liệu phục vụ thực hiện học phần Đồ án KTCN và Công trình đầu mối HTKT
+ Danh mục các video trên WEB bmktcn.com
+ Truyền thuyết Kiến trúc kho báu Chùa Một Cột
+ Danh mục các dự án quy hoạch KCN tại VN
+ Danh mục dự án QH các KKT ven biển Việt Nam
+ Danh mục dự án QH các KKT cửa khẩu tại VN
+ Danh mục hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật trên WEB bmktcn.com
Lịch sử Kiến trúc
Di tích Paleochristian và Byzantine tại Thessalonika, Hy Lạp
07/08/2022

Thông tin chung:
Công trình: Di tích Paleochristian và Byzantine tại Thessalonika (Paleochristian and Byzantine Monuments of Thessalonika)
Địa điểm: Vùng Central Macedonia, Hy Lạp (N40 38 17.988 E22 57 54)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích Di sản 5.327 ha
Năm xây dựng:
Giá trị: Di sản thế giới (1988; hạng mục i; ii; iv) 

Hy Lạp (Greece) là một quốc gia nằm ở Đông Nam Châu Âu, cực nam của Balkans; ngã tư của Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Hy Lạp có chung biên giới đất liền với Albania về phía tây bắc, North Macedonia và Bulgaria về phía bắc, Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông bắc; giáp biển Aegean ở phía đông, biển Ionian ở phía tây, biển Cretan và Địa Trung Hải ở phía nam. Hy Lạp có diện tích 131957km2, dân số khoảng 10,72 triệu người (năm 2019).
Hy Lạp ngày nay được phân thành 7 bang, 13 khu vực với 325 thành phố. Athens là thành phố thủ đô và lớn nhất, thuộc khu vực Attica. 
Hy Lạp được coi là cái nôi của nền văn minh phương Tây, là nơi sinh của nền dân chủ, triết học, văn học, nghiên cứu lịch sử, khoa học chính trị, toán học và một số ngành khoa học khác; đề tài cho nhiều bộ phim phương Tây và Thế vận hội Olympic. 
Từ thế kỷ 8 trước Công nguyên (TCN), Hy Lạp gồm nhiều thị quốc (thành bang) độc lập, được gọi là poleis (số ít là polis - thành phố; chữ polis trong Acropolis có ý nghĩa như vậy), kéo dài tới vùng Địa Trung Hải và Biển Đen. Các thị quốc Hy Lạp liên kết thành Liên minh Delian (Delian League, thành lập năm 478 TCN).
Vào thế kỷ 4 TCN, vua Argead Philip II (trị vì năm 359–336 TCN) của tiểu quốc Macedonia đã thống nhất phần lớn đất nước Hy Lạp ngày nay. Con trai của ông là Alexander Đại đế (Alexander the Great, trị vì năm 336- 323 TCN) nhanh chóng chinh phục mở rộng lãnh thổ, từ đông Địa Trung Hải đến Ấn Độ, tạo ra một trong những đế chế lớn nhất thời bấy giờ. Từ đây mở ra một thời kỳ đỉnh cao của văn hóa Hy Lạp.  
Hy Lạp bị Cộng hòa La Mã (Roman Republic, tồn tại năm 509 – 27 TCN) thôn tính vào thế kỷ 2 TCN, trở thành một phần không thể thiếu của Đế chế La Mã (Roman Empire, tồn tại năm 27 TCN – 476) và vương quốc tiếp theo là Đế chế Byzantine (Byzantine Empire, tồn tại năm 395–1453). Cả hai đế chế này đều sử dụng ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp. 
Về tôn giáo, Chính Thống giáo Hy Lạp (Greek Orthodox Church) xuất hiện trong thế kỷ 1, đã góp phần hình thành bản sắc của Hy Lạp hiện đại và lan truyền văn hóa Hy Lạp tới các vùng đất theo Chính Thống giáo Hy Lạp.
Thế kỷ 15, Hy Lạp nằm dưới sự thống trị của Đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ (Ottoman Empire, tồn tại năm 1299–1922). Hy Lạp giành lại độc lập vào năm 1830.
 

Hy Lạp là một quốc gia có hệ thống di tích lịch sử phong phú, phản ánh một phần qua 18 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận (đến năm 2019), trong đó  Di tích Paleochristian và Byzantine tại Thessalonika, Vùng Central Macedonia, Hy Lạp.


Bản đồ Hy Lạp và vị trí tỉnh
Thessalonika, vùng Central Macedonia, Hy Lạp 

Thessalonika là thành phố lớn thứ hai ở Hy Lạp, với hơn 1 triệu dân và là thủ phủ của vùng Central Macedonia.
Thessaloniki nằm trên Vịnh Thermaic, ở góc tây bắc của Biển Aegean. Đô thị Thessalonika, có dân số 0,33 triệu dân và vùng đô thị Thessaloniki có 1, 03 triệu dân vào năm 2011. Đây là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại và chính trị lớn thứ hai của Hy Lạp; một trung tâm giao thông chính cho Hy Lạp và đông nam châu Âu, đặc biệt là thông qua Cảng Thessaloniki. Thành phố nổi tiếng với các lễ hội, sự kiện và đời sống văn hóa sôi động nói chung, được coi là thủ đô văn hóa của Hy Lạp và là một địa điểm du lịch nổi tiếng. 

Thessalonika được thành lập vào năm 315 TCN, là một đô thị quan trọng của thời kỳ La Mã. Thessalonika là thành phố lớn thứ hai và giàu có nhất của Đế chế Byzantine (Byzantine Empire), còn gọi là Đế chế Đông La Mã (Eastern Roman Empire). Thành phố bị chinh phục bởi người Ottoman vào năm 1430, song vẫn  là một cảng biển quan trọng và đô thị đa sắc tộc trong gần 5 thế kỷ cai trị của người Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố được truyền từ Đế chế Ottoman sang Vương quốc Hy Lạp vào năm 1912.
Thessaloniki là nơi lưu giữ và trưng bày kiến ​​trúc Byzantine, trong đó có di tích Paleochristian và Byzantine và một số công trình kiến trúc của người Do Thái gốc La Mã, Do thái gốc Tây Ban Nha (Sephardic) và Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ).

Thành phố Thessaloniki chia thành nhiều khu vực (quận), trong đó có Trung tâm lịch sử (Historic center/ Frankish Quarter và Thành phố Thượng (Upper Town). Các nhà thờ tại đây đều được xây dựng vào thời Đế chế Byzantine, gắn với Chính thống giáo Hy Lạp (Greek Orthodox), là một phần của Chính thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox) với khoảng 220 triệu tín đồ), là một trong ba nhánh chính của Cơ đốc giáo hay Kito giáo (Christian), bên cạnh Công giáo (Catholic Church) và Tin lành (Protestantism).

Kiến trúc nhà thờ Chính thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox church) tạo thành một phong cách riêng biệt, dễ nhận biết giữa các kiến ​​trúc nhà thờ. Phong cách này chia sẻ một loạt các điểm tương đồng cơ bản, do bị ảnh hưởng bởi di sản chung của kiến ​​trúc Byzantine từ Đế chế Đông La Mã. Một số phong cách gắn liền với truyền thống của một Chính thống giáo cụ thể, ví dụ như Chính thống giáo Hy Lạp, trong khi những phong cách khác được sử dụng rộng rãi hơn trong toàn bộ Giáo hội Chính thống giáo. Những phong cách kiến ​​trúc này đã có ảnh hưởng đáng kể đến các nền văn hóa bên ngoài Chính thống giáo Đông phương; đặc biệt là trong kiến ​​trúc của các nhà thờ Hồi giáo, mà còn ở một mức độ nào đó trong các nhà thờ phương Tây. 


Cấu trúc bên trong một nhà thờ Chính thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox Church)
 

Kiến trúc nhà thờ Chính thống giáo Đông phương thường có các bộ phận chức năng chính sau:
Sảnh trước hiên (Porch): Thường nằm tại phía tây của nhà thờ. 
Hiên (Narthex): một gian phòng, hiên nhà, hoặc khu vực riêng biệt ở lối vào phía tây của một số nhà thờ Cơ đốc giáo sơ khai, được ngăn cách với bên trong bởi tường ngăn. Tại đây có một số hạng mục chính: 13) Giá đặt nến bằng đồng (Manoualia); 18) Icon Stand (Manoualia): Biểu tượng đặt đứng); 19) Cửa chính (Entrance) vào từ sảnh hiên (Porch).
Gian trung tâm (Gian giữa/Nave): Có thể khác nhau về hình dạng, kích thước và cách bài trí tùy theo các truyền thống khác nhau trong Chính thống giáo tại từng quốc gia. Bố cục phổ biến nhất là hình thánh giá, hình vuông/chữ nhật và có thể là hình tròn. Các bức tường trong Nave thường được bao phủ từ sàn đến trần với các biểu tượng hoặc tranh treo tường mô tả các vị thánh và sự tích trong Kinh thánh. Phía trên Nave là một mái vòm Dome Christ – Biểu tượng của Chúa Kitô toàn năng (Pantocratoros Ruler of the Universe). Treo trực tiếp phía dưới mái vòm là một loại đèn chụm tròn, mô tả các vị thánh và các tông đồ, được gọi là Horos. Tại
Gian trung tâm (Nave) có một số hạng mục chính: 14) Dàn hợp xướng (Choirs/ Psalteria); 15) Ngai vàng của giám mục (Bishops Throne); 16) Hàng ghế xếp đặt dọc theo nhà (Stacidia); 17)Cửa hoàng gia (Royal Doors), nối với Hiên (Narthex).

Bức bình phong (Templon/Iconostasis) ngăn cách giữa Gian giữa (Nave) với Thánh địa (Sanctuary): Được bao phủ bởi các biểu tượng: 11) Cửa Bắc và Cửa Nam hay Cửa Thiên thần (Angel/Deacon's Doors), là hai cửa bên vào ban thờ phía trong; 12) Cổng Đẹp (Beautiful Gates), là cửa chính vào bàn thờ phía trong, chỉ sử dụng cho các giáo sĩ, thường gắn với biểu tượng Chúa Kito; 13) Giá đặt nến bằng đồng (Manoualia).  
Thánh địa (Sanctuary: Là nơi tôn nghiêm, chỉ khi được phép của linh mục hoặc giám mục mới được vào; không có sản phẩm động vật nào ngoài len và sáp ong được phép mang vào; tiền, đồ trang sức bị cấm. Tại đây có một số hạng mục chính: 1) Bàn thờ (Altar), thường có mặt bằng hình vuông, đều có thánh tích gắn vào bên trong; 2) Bàn chuẩn bị đồ tế lễ (Table of Preparation); 3) Bình để rượu lễ (Chalice); 4) Đĩa Hoa thị đựng thánh lễ (Discos & Asterisk); 5) Quạt nghi lễ 6 cánh (Fans – Exiptera); 6) Cây Thánh giá rước bằng vàng (Processional Cross); 7) Giá đặt nến (Candelabra); 8) Ban thờ không cố định (Tabernacle); 9) Sách Phúc Âm Gospel Book); 10) Lư hương (Censer).
 

Thành phố Thessaloniki là một trong những cơ sở đầu tiên cho sự truyền bá của Cơ đốc giáo. 
Trong số các di tích Cơ đốc giáo tại Thessaloniki, một số nhà thờ được xây dựng theo sơ đồ hình chữ thập Hy Lạp; một số khác lại được xây dựng theo kiểu nhà thờ 3 nhịp (basilical). Những nhà thờ này, được xây dựng trong một thời gian dài, từ thế kỷ thứ 4 - 15, tạo thành một chuỗi các công trình, có ảnh hưởng đáng kể trong thế giới Byzantine. 
Các di tích chính của Thessalonika là các dinh thự công cộng với nhiều chức năng khác nhau, công trình tôn giáo, thế tục, quân sự, bao gồm cả các bức tường thành dài 4 km. Do thiết kế nổi bật và giá trị nghệ thuật quan trọng, những di tích này được xếp vào danh sách những công trình quan trọng nhất của thời kỳ Byzantine. Trong suốt thời kỳ Byzantine, thành phố đã trở thành một trung tâm văn hóa, ảnh hưởng không chỉ ở ngay xung quanh mà còn ở các khu vực lân cận; đóng một vai trò tích cực hoặc thậm chí cạnh tranh với các xu hướng nghệ thuật bắt nguồn từ thành phố Constantinople (kinh đô của Đế quốc La Mã năm 330–395; Đế quốc Byzantine/Đông La Mã, năm 395–1204 và 1261–1453; Đế quốc Ottoman, năm 1453–1922; hiện tại đổi tên thành Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) và Nhà thờ Dormition ở Nicaea, Thổ Nhĩ Kỳ). 
Các bức tranh ghép của các di tích của Thessalonika, ví dụ như tại Nhà thờ Rotunda (Church of the Rotunda); Nhà thờ Thánh Demetrios (Church of St.Demetrios) và Nhà thờ Hosios David (Church of Hosios David) thuộc Tu viện Latomou (Latamou Monastery), là một trong kiệt tác tuyệt với của nghệ thuật Cơ đốc giáo sơ khai.
Các di tích của Thessalonika cho thấy sự giao lưu nghệ thuật liên tục với các trung tâm văn hóa lớn nhất của mỗi thời đại (Rome, Constantinople). Bản thân thành phố đã là một trung tâm nghệ thuật quan trọng, từ khi thành lập và trong suốt thời kỳ Byzantine. 
Các quần thể, tranh ghép và bích họa trên tường, được bảo tồn trong các di tích của Thessalonika đại diện cho một số xu hướng nghệ thuật chính, đã được phát triển trong hội họa tượng đài Byzantine ngay từ những ngày đầu như Nhà thờ Rotunda (Church of the Rotunda), Nhà thờ Thánh Demetrios (Church of St.Demetrios), Nhà thờ thánh David (Church of Hosios David); qua thời kỳ đầu tiên sau Iconoclasm (thời kỳ phá hủy các biểu tượng, hình ảnh và tượng đài vì lý do tôn giáo hoặc lý do chính trị, năm 726 – 482 sau Công nguyên) như Nhà thờ Hagia Sophia (Church of St. Sophia); thời kỳ Comnenia (Comnenian period, thời kỳ Đế chế Byzantine được cai trị bởi các hoàng đế của triều đại Comnenia/Komnenos dynasty, năm 1081- 1185); cho đến thời kỳ đỉnh cao được gọi là thời kỳ Phục hưng Palaeologan (Palaeologan Renaissance, cuối thời kỳ Byzantine) với các di tích quan trọng như Nhà thờ Thánh Tông đồ (Church of Holy Apostles), nhà nguyện của Thánh Euthymios trong Nhà thờ Thánh Demetrius (Church of St.Demetrius), Nhà thờ Thánh Nikolaos Orphanos (Church of St. Nikolaos Orphanos), Nhà thờ Thánh Panteleimon (Church of St. Panteleimon), Nhà thờ Chúa cứu thế (Church of Christ Saviour), Nhà thờ Tiên tri Ilias (Church of Prophet Elijah), Nhà thờ chính (Katholikon) của Tu viện Vlatadon (Vlatadon Monastery), nơi phản ánh tất cả các khuynh hướng của thời kỳ Phục hưng Palaeologan (Palaeologan Renaissance, trùng với triều đại Palaiologoitriều đại cuối cùng cai trị Đế chế Byzantine, năm 1261–1453, và về cơ bản đã đi trước và xác định trước thời kỳ Phục hưng của Hy Lạp và Ý).   

Di tích Paleochristian (Cơ đốc giáo cổ) và Byzantine tại Thessalonika, vùng Central Macedonia, Hy Lạp được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1988) với tiêu chí:  

Tiêu chí (i): Các bức tranh bích họa tại Nhà thờ Rotunda (Church of the Rotunda); Nhà thờ Thánh Demetrios (Church of St.Demetrios) và Tu viện Latomou (Latamou Monastery) là một trong những kiệt tác tuyệt vời của nghệ thuật Cơ đốc giáo sơ khai (Early Christian art), là tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người.  

Tiêu chí (ii): Ảnh hưởng của các nhà thờ Thessalonia đối với sự phát triển của nghệ thuật tạo hình tượng đài là đáng kể, đầu tiên tại Đế chế Byzantine và sau đó là thế giới Serbia, cho dù trong thời kỳ Cơ đốc giáo sơ khai, thời kỳ Trung Byzantine (Middle Byzantine) hay thời kỳ Phục hưng Palaeologan (Palaeologan Renaissance) 

Tiêu chí (iv): Di tích Cơ đốc giáo tại Thessalonika là những ví dụ nổi bật về các nhà thờ được xây dựng theo kiểu kiến ​​trúc trung tâm, kiến trúc thánh đường và kiến trúc chuyển tiếp (central, basilical and transitional architectural types), trong thời gian từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 15. Vì lý do này, chúng tạo thành một chuỗi điểm tham chiếu điển hình. 


Sơ đồ phạm vi Di sản
Paleochristian và Byzantine tại Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ vị trí 15 di tích thuộc Di sản
Paleochristian và Byzantine tại Thessalonika, Hy Lạp 

Khu vực Di sản gồm 15 di tích chính sau:  

1. Những bức tường thành phố
Những bức tường thành phố (City Walls; ký hiệu 456 – 001; N40 38 20.30 E22 58 13.10) trong khu vực Di sản là tàn tích của những bức tường thành bao quanh thành phố Thessaloniki trong thời Trung cổ và cho đến cuối thế kỷ 19, khi các phần lớn của bức tường, bao gồm toàn bộ phần hướng ra biển, bị phá bỏ trong quá trình tái cơ cấu của chính quyền Ottoman đối với đô thị Thessaloniki. Những bức tường hiện nay có niên đại từ đầu thời kỳ Byzantine, khoảng năm 390 và kết hợp các phần của một bức tường được xây dựng trước đó vào cuối thế kỷ thứ 3 TCN. 
Các bức tường được xây dựng theo kiểu điển hình thời kỳ La Mã, xây dựng bằng đá không cần vữa (Ashlar/opus isodomum, là khối đá hình chữ nhật hoặc hình thang, được gia công tinh xảo, liên kết các khối đá với nhau bằng các rãnh khớp hoặc kim loại như chì nóng chảy) kết hợp với các dải gạch gốm trang trí.
Ngày nay, tàn tích các bức tường thành chỉ còn lưu giữ lại mặt phía bắc; đông nam và tây bắc của thành phố. Mặt tây nam của thành phố là biển, không có tường thành. 

Mặt tường thành phía bắc
Mặt tường phía bắc tiếp giáp với khu đô thị của thành phố Thessaloniki, hiện chỉ lưu lại một số tành tích đoạn tường thành.  

Mặt tường thành phía đông nam
Tại phía này, còn lưu giữ được nhiều tàn tích tường thành, cổng thành và một số pháo đài. Từ bắc xuống nam gồm các di tích:
Pháo đài Heptapyrgion (Pháo đài với 7 tòa tháp/ Fortress of Seven Towers, nằm tại điểm giao của tường thành phía bắc và tường thành phía đông, tạo thành một lâu đài riêng biệt mang tên Acropolis of Thessaloniki. Pháo đài Heptapyrgion được xây dựng vào thế kỷ 9. 5 tòa tháp và bức tường phía nam có khả năng được xây dựng vào thế kỷ 12, trong thời kỳ Palaiologan (Đế chế Byzantine muộn, tồn tại năm 1261–1453) tạo thành một pháo đài kiên cố của thành phố. Pháo đài này sau đó được duy trì và xây dựng lại bởi Çavuş Bey, thống đốc Ottoman đầu tiên của thành phố, vào năm 1431, ngay sau cuộc chinh phục thành phố và được người Ottoman gọi là Yedi Kule. Đây là nơi đóng quân trong thời kỳ cai trị của người Ottoman. Sau đó trở thành một nhà tù cho đến năm 1989. Việc nghiên cứu khảo cổ học có hệ thống và phục hồi Heptapyrgion bắt đầu vào năm 1990 và tiếp tục cho đến ngày nay.
Mặt tường thành phía đông còn lưu lại tàn tích một số cổng thành như: Cổng I' Acropole (Porte de I' Acropole); Cổng Ana Pléologina (Porte d' Ana Pléologina); Cổng I' Arc (Porte de I' Arc); Cổng Porte de Rome (Porte de Rome).
Ngoài ra tại đây còn lưu lại tàn tích của hai tháp pháo hình tròn: Tháp Trigonic (Tour du Trigonic), Tháp Blanche (Tour Blanche), nằm sát biển và tàn tích móng của Tháp Hormisdas (Tour d' Hormisdas).  


Một phần của bức tường tại phía đông thành phố Thessaloniki, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng Pháo đài Heptapyrgion, Khu vực những bức tường thành phố,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh Pháo đài Heptapyrgion, Khu vực những bức tường thành phố,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh Cổng Ana Pléologina,
Khu vực những bức tường thành phố, Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh
Tháp Trigonio, Khu vực những bức tường thành phố, Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh
Tháp Blanche, Khu vực những bức tường thành phố, Thessalonika, Hy Lạp 

Mặt tường thành phía tây bắc  
Các tàn tích tại bức tường phía tây bắc, gồm: Cổng I' Or (Porte de I' Or) và Pháo đài Vardar (Fort du Vardar). Pháo đài chỉ còn lại tàn tích tường móng và bị các công trình hiện đại xây chèn lên trên.  

2. Rotunda
Nhà thờ Rotunda
Nhà thờ Rotunda (Church of the Rotunda; ký hiệu 456 – 002; N40 38 28,80 E22 58 10,80); diện tích Di sản 0,587 ha, nằm tại phía đông Khu vực Di sản, thuộc Khu vực Frankish Quarter.  
Công trình còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp của Agios Georgios (Greek Orthodox Church of Agios Georgios) và được gọi một cách không chính thức là Nhà thờ Rotunda (Church of the Rotunda) hay đơn giản Rotunda, được xây dựng vào năm 306 sau Công nguyên, theo lệnh của Hoàng đế La Mã Galerius (trị vì năm 305- 311), người được cho là dự định sử dụng công trình làm lăng mộ của mình. 

Rotunda là một công trình kiến ​​trúc hình tròn khổng lồ, có đường kính 24,5m. Các bức tường của nó dày hơn 6m, để có thể chịu được các trận động đất ở Thessaloniki. 
Rotunda bị lãng quên trong vài thập kỷ cho đến khi Hoàng đế La Mã Theodosius I (trị vì năm 379- 395) ra lệnh chuyển nó thành nhà thờ Thiên chúa giáo (Nhà thờ Asomaton hay Archangelon) vào cuối thế kỷ thứ tư, trong hơn 1.200 năm cho đến khi thành phố rơi vào tay người Ottoman. Năm 1590, công trình được chuyển đổi thành một nhà thờ Hồi giáo mang tên Suleyman Hortaji Effendi. Một tháp cầu nguyện nhỏ (Minaret) đã được thêm vào cấu trúc. Tòa nhà được sử dụng như một nhà thờ Hồi giáo cho đến năm 1912, khi quân Hy Lạp chiếm được thành phố trong Chiến tranh Balkan. Nhà thờ được tái cấu trúc lại theo nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp. Công trình bị hư hại trong một trận động đất vào năm 1978 nhưng sau đó đã được khôi phục lại.  

Công trình bố cục theo hướng đông bắc – tây nam. Lối vào chính tại phía tây nam.
Sảnh trước hiên (Porch) nằm tại phía tây bắc của Nhà thờ, gồm 3 nhịp, với 3 hàng 2 cột tròn.
Nhà thờ có mặt bằng hình tròn, phân chia bởi 8 hốc hình chữ nhật.
Hiên (Narthex) là một hốc chữ nhật với nhiều bậc lên xuống.
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) là một không gian hình tròn. Phủ lên không gian Trung tâm là một mái vòm tròn với 2 tầng mái dốc. Trong thiết kế ban đầu, mái vòm của Rotunda có một lỗ thủng ở chính giữa, tương tự như đền Pantheon ở Rome.
Đầu phía đông nam là Sanctuary (Thánh địa), một trong 8 hốc kéo dài. Tại đây có Bàn thờ (Altar). Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse), được bao phủ bởi một mái dốc.
Nhà thờ được tôn tạo bằng những bức tranh khảm chất lượng rất cao, hiện chỉ còn lại một số tàn tích của kiểu trang trí ban đầu. Rotunda là nhà thờ lâu đời nhất trong số các nhà thờ của Thessaloniki. Một số bài viết của của Hy Lạp cho rằng đây là nhà thờ Thiên chúa giáo lâu đời nhất trên thế giới. 


Tổng mặt bằng Rotunda,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng Rotunda,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh tổng thể Rotunda,
Thessalonika, Hy Lạp


Cấu trúc xây dựng bên trong Rotunda,
Thessalonika, Hy Lạp


Các bức bích họa trên tường và trần tại R
otunda, Thessalonika, Hy Lạp 

Cổng Galerius
Cổng Galerius (Arch of Galerius) nằm cách phía tây nam Rotunda khoảng 270m, là một cổng chào biểu tượng quyền lực của hoàng đế. Khoảng 2/3 của công trình được bảo tồn.
Cổng Galerius gồm 3 vòm, vòm chính rộng 9,7m và cao 12,5 m; vòm phụ hai bên rộng 4,8 m và cao 6,5 m; hiện chỉ còn lại một vòm phụ.
Có một trục không gian nối Cổng Galerius với Nhà thờ Rotunda, dài 125m.
Cổng vòm có nhiều bức chạm khắc tinh xảo, miêu tả những trận chiến của Đế chế La Mã và lễ tạ ơn của Hoàng gia, trong đó có các tấm điêu khắc bằng đá cẩm thạch miêu tả chiến thắng của Hoàng đế La Mã Galerius (trị vì năm 305- 311) trước Đế chế Sasanian (Sasanian Empire, tồn tại năm 224- 651) vào năm 299 sau Công nguyên.  


Phối cảnh Cổng Galerius trên trục không gian nối với Nhà thờ Rotunda,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh Cổng Galerius,
Thessalonika, Hy Lạp


Bức phù điêu trang trí trên trụ Cổng Galerius,
Thessalonika, Hy Lạp 

3. Nhà thờ Acheiropoietos
Nhà thờ Acheiropoietos (Church of Acheiropoietos; ký hiệu 456 – 003; N40 38 34,00 E22 57 48,00); diện tích Di sản 0,375 ha; nằm tại trung tâm khu vực Di sản, thuộc Khu vực Frankish Quarter.
Nhà thờ được xây dựng vào khoảng năm 450 – 470, là một trong những nhà thờ sớm nhất còn sót lại của thành phố. Công trình được sửa đổi vào thế kỷ thứ 7 và một lần nữa trong thế kỷ 14-15. Công trình còn có tên là Panagia Theotokos vào thời Byzantine. Tên hiện tại có từ năm 1320.
Sau khi Ottoman chinh phục thành phố vào năm 1430, Acheiropoietos là nhà thờ đầu tiên được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo dưới tên Eski Camii ("Nhà thờ Hồi giáo cổ"). 

Công trình nằm theo hướng đông nam – tây bắc. Lối vào chính từ phía tây bắc. Công trình nằm thụt xuống so với khu vực nền đường xung quanh.
Nhà thờ Acheiropoietos có mặt bằng dài 36,5m, rộng 28m, gồm 3 nhịp phân tách bởi hàng 12 cột đá cẩm thạch Proconnesian (một mỏ đá nằm tại đảo Proconnesus, Hy Lạp).
Hàng hiên (Narthex) tại phía tây bắc có mặt bằng hình chữ nhật, kéo dài suốt bề rộng nhà, cao 2 tầng.
Gian trung tâm (Gian giữa/ Nave) gồm 3 nhịp nhà. Nhịp giữa rộng 14,20m. Nhịp hai bên hẹp, cao 2 tầng; tầng trên là không gian trưng bày. Nhịp giữa nhô cao hơn so với nhịp hai bên, tạo thành cửa lấy ánh sáng.
Công trình không có gian ngang (Transept), nên Nhà thờ không có dạng mặt bằng hình chữ thập. Nhà thờ không có mái vòm (thường bố trí tại điểm giao của hình chữ thập).
Cuối Gian trung tâm (Nave) là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar). Phía trước Thánh địa là một bức bình phong thấp (Templon/Iconostasis), ngăn cách với Gian trung tâm (Nave). Trên bức bình phong trang trí những bức chạm hoa mỹ, chủ đề miêu tả các sự tích Cơ đốc giáo.  
Đầu phía đông nam, sau Ban thờ chính (High Altar) là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc). Tại phía bắc của Ban thờ chính (High Altar) là một nhà nguyện thời Byzantine, dành riêng cho Thánh Irene.
Phía nam của Gian trung tâm (Nave) có một lối vào hoành tráng, kết nối nhà thờ với con đường thời Byzantine của thành phố. Kề liền lối vào là một tòa nhà nhỏ, sử dụng làm nơi rửa tội.

Những phần còn sót lại của phong cách trang trí nội thất nguyên bản phong phú của nhà thờ bao gồm các cột đá màu xanh lá cây với đầu cột dạng thức Ionic, vào thế kỷ thứ 5, đặc biệt tinh xảo. Nền nhà lát đá cẩm thạch Proconnesian kết hợp với các mảnh ghép trang trí. Bên trong Nhà thờ có những bức bích họa đầu thế kỷ 13 mô tả sự tích thánh, hiện đã bị hư hại. 


Tổng mặt bằng Nhà thờ Acheiropoietos,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng, mặt cắt Nhà thờ Acheiropoietos,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh tổng thể Nhà thờ Acheiropoietos,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt đứng phía tây bắc Nhà thờ Acheiropoietos,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt đứng phía tây nam Nhà thờ Acheiropoietos,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Nhà thờ Acheiropoietos,
Thessalonika, Hy Lạp


Trang trí đầu cột
Nhà thờ Acheiropoietos, Thessalonika, Hy Lạp 

4. Nhà thờ Thánh Demetrios
Nhà thờ Thánh Demetrios (Church of St.Demetrios; ký hiệu 456- 004; N40 38 50,60 E22 57 45,10); điện tích Di sản 1,16 ha; nằm tại trung tâm khu vực Di sản, thuộc Khu vực Upper Town.
Nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, thay thế một nhà tắm La Mã
Một thế kỷ sau, nhà thờ nhỏ đã được thay thế bằng một nhà thờ lớn với 3 nhịp.
Nhà thờ được xây dựng lại sau những trận hỏa hoạn vào năm 629 – 634 với 5 nhịp. Đây là hình thức còn tồn tại đến ngày nay.
Khi Thessaloniki trở thành một phần của Đế chế Ottoman vào năm 1430, Nhà thờ chuyển đổi thành một nhà thờ Hồi giáo, được gọi là Kasımiye Camii theo tên thị trưởng Ottoman địa phương, Cezeri Kasım Pasha. Tuy nhiên, một số hầm mộ bên trong vẫn mở để phục vụ cho người theo đạo Cơ đốc giáo. Các bức tranh khảm tráng lệ bên trong nhà thờ, đã dần bị mất trong 4 thế kỷ khi công trình hoạt động như  một nhà thờ Hồi giáo (1493–1912). Trận hỏa hoạn năm 1917 đã phá hủy phần lớn thành phố, mái và các bức tường phía trên. Nhà thờ phải mất nhiều thập kỷ để khôi phục lại và tái thiết lại vào năm 1949.  

Công trình nằm theo hướng đông nam – tây bắc. Lối vào chính từ phía tây bắc.
Hàng hiên (Narthex) tại phía tây bắc có mặt bằng hình chữ nhật, kéo dài suốt bề rộng 3 nhịp nhà, cao 3 tầng tại gian giữa và 2 tầng tại gian hai bên. Phía bắc và nam của Hàng hiên là khối tháp hình vuông. Tháp phía bắc cao 4 tầng; Tháp phía nam cao 2 tầng.
Gian Trung tâm (Nave), gồm 5 nhịp nhà. Phân tách giữa 5 nhịp nhà là các hàng cột đá.
Nhịp giữa rộng, hai bên là hàng 12 cột với 10 cột tròn và 2 cột vuông. Hai nhịp hai bên hẹp, phân cách bởi 12 hàng cột tròn; cao 2 tầng; tầng trên là không gian trưng bày. Nhịp giữa nhô cao hơn so với nhịp hai bên, tạo thành cửa lấy ánh sáng. 2 nhịp hai bên tạo thành 2 tầng mái thấp dần sang hai phía.
Gian ngang (Transept/Atrium) giao với Gian trung tâm tạo cho mặt bằng Nhà thờ có hình một cây thánh giá La Mã (chữ thập). Đầu phía tây nam của Gian ngang có một lối vào hầm mộ.
Cuối Gian trung tâm là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar).
Phía trước Thánh địa là một bức bình phong thấp (Templon/Iconostasis), ngăn cách với Gian giữa (Nave). Trên bức bình phong trang trí những bức chạm hoa mỹ, chủ đề miêu tả các sự tích Thiên chúa giáo.
Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc). 
Đầu Gian ngang phía bắc và phía nam có thêm một số phòng phụ, trong đó có Nhà nguyện Hagios Euthymios. Nhà nguyện có mặt bằng gồm 3 nhịp, 2 tầng mái dốc. Bên trong Nhà nguyện có nhiều bức tranh tường miêu tả thánh tích, là ví dụ tiêu biểu của nghệ thuật Palaiologan vào đầu thế kỷ 14 ở Thessaloniki. 

Công trình xây dựng bằng đá vàng nhạt, kết hợp với các dải gạch gốm trang trí màu nâu sẫm.
Trong Nhà thờ có nhiều bức bích họa miêu tả thánh tích; đặc biệt là các hình dạng đầu cột thể hiện sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ thứ 5 và thứ 6, với nhiều chi tiết trang trí.  


Tổng mặt bằng Nhà thờ Thánh Demetrios,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng Nhà thờ Thánh Demetrios,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt cắt, Nhà thờ Thánh Demetrius,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh tổng thể Nhà thờ Thánh Demetrios,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt đứng chính phía tây bắc Nhà thờ Thánh Demetrios,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Nhà thờ Acheiropoietos,
Thánh Demetrios, Hy Lạp


Một số bức bích họa tại Nhà thờ Thánh Demetrius,
Thessalonika, Hy Lạp 

5. Tu viện Latomou
Tu viện Latomou (Latamou Monastery; ký hiệu 456- 005; N40 39 5,10 E22 58 3,00; diện tích Di sản 0,058 ha; nằm tại phía đông bắc Khu vực Di sản, thuộc Khu vực Upper Town.
Tu viện có quy mô nhỏ, công trình chính của Tu viện là Nhà thờ Hosios David (Church of Hosios David), được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 5, thời kỳ Byzantine.
Ngày nay, Nhà thờ được đặt tên là '' Đền thờ Thánh David '', để tôn vinh vị thánh khổ hạnh và quan trọng của Thessaloniki. Tên "Latomos" xuất phát từ các mỏ đá Latomeia trong khu vực.

Nhà thờ Hosios David tại Tu viện Latomou được biết đến bởi bức bích họa nổi tiếng mang tên Biểu tượng của Chúa Kitô của Latomos (Icon of Christ of Latomos), còn được gọi là Phép lạ của Latomos. Đây là một biểu tượng tôn giáo (Acheiropoieton) được cho là tạo ra một cách thần bí. 

Bức bích họa này có thể bắt nguồn từ cuối thế kỷ 3 sau Công nguyên khi Hoàng đế Maximian (trị vì năm 286- 305) và Hoàng đế Diocletian (trị vì năm 284- 305) cùng trị vì Đế chế La Mã. Theo truyền thuyết, Biểu tượng Chúa Kitô của Latomos được thực hiện bởi Công chúa Flavia Maximiana Theodora, con gái của Hoàng đế Maximian. 
Theodora đã xây dựng một nhà tắm và cung điện cho mẹ. Nhà tắm có một cái hốc (Apse) hình bán nguyệt. 
Theodora, là một người Cơ đốc giáo, đã thuê một nhà biểu tượng để tạo ra hình ảnh của Mẹ Thiên Chúa trên vòm của hốc bán nguyệt (Apse). Mỗi ngày, Theodora đều đến đây để xem công việc mà người nghệ sĩ đang làm. Một ngày nọ, trước sự ngạc nhiên của công chúa, hình ảnh của Mẹ Thiên Chúa không còn nữa, và thay vào đó trên bức tường là một bức bích họa mô tả cảnh khải huyền với Chúa Giêsu ở trung tâm. Hình ảnh Đức Chúa không có râu, một điều không phổ biến trong nghệ thuật biểu tượng của người Byzantine vào thời điểm đó. Trên tay Đức Chúa là một cuốn sách bằng tiếng Hy Lạp.
Nhà họa sĩ cũng bối rối như Theodora. Công chúa tuyên bố đó là một phép màu và không muốn nghệ sĩ thay đổi bức tranh. 
Tiếp đó, Theodora đã nhanh chóng phủ toàn bộ biểu tượng bằng thạch cao để bảo quản hình ảnh và giấu nó khỏi cha mẹ cô. Sau khi cha của Theodora trở về từ trận chiến, ông biết tin công chúa chuyển sang Cơ đốc giáo, nhốt cô vào một nhà tù. Công chúa chết vào năm 305.
Biểu tượng Chúa Kitô của Latomos vẫn ẩn bên dưới lớp thạch cao trong một thời gian dài sau cái chết của Theodora. 
Khi Cơ đốc giáo được hợp pháp hóa vào năm 313, Nhà tắm của Theodora được chuyển đổi thành nhà thờ và cuối cùng thành tu viện. Tuy nhiên, không ai biết đến bức tranh bức họa biểu tượng này.  
Khoảng sau năm 820, tu sĩ Sennuphius, nhà tu hành khổ hạnh ở Sa mạc Nitrian (Hạ Ai Cập), nhận được một linh ảnh, truyền rằng ông sẽ được ban cho để nhìn thấy hình ảnh của Chúa xuất hiện. Linh ảnh bảo ông phải rời Hạ Ai Cập và đi đến tu viện Latomos ở Thessaloniki, Hy Lạp. Lần đầu tiên không tìm thấy.
Một lần khác, vị tu sĩ lại đến đây. Đúng lúc đó có một trận động đất, khiến lớp phủ thạch cao rơi ra. Biểu tượng đã được khám phá. Tu sĩ Sennuphius đã ở lại tu viện trông coi biểu tượng và chết tại đó.
Sau năm 1430, khi người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đã chiếm được Thessaloniki, các tu sĩ của Latomos đã rời bỏ tu viện của họ. Tu viện trở thành nhà thờ Hồi giáo. Biểu tượng của Chúa Kitô của Latomos bị người Ottoman phủ thạch cao. Sau khi Thessaloniki trở lại dưới quyền cai trị của người Hy Lạp, năm 1927 Biểu tượng Chúa Kitô của Latomos được phục hồi, được đánh giá là một trong những bức bích họa đẹp nhất trên thế giới và được lan truyền tới nhiều nhà thờ Chính thống giáo Đông phương. 

Tu viện Latomou hay Nhà thờ Hosios David có quy mô nhỏ. Bố cục theo hướng đông- tây, lối vào chính từ phía tây. Theo thời gian, công trình đã bị hủy hoại nhiều phần. Ngày nay, lối vào chính Tu viện từ phía nam qua một Hàng hiên (Narthex) với hàng 3 cột tròn hướng ra một sân rộng.
Nhà thờ có mặt bằng hình hình vuông. Hàng hiên chính (Narthex) tại phía tây chỉ còn lại tàn tích móng, bị phá hủy vào thời điểm chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo.
Gian Trung tâm (Nave) giao với Gian ngang (Transept/Atrium), tạo cho cho mặt bằng Nhà thờ có hình một cây thánh giá Hy Lạp (chữ thập có các cạnh bằng nhau). 4 góc của chữ thập là các nhà nguyện nhỏ.
Tại phía tây của Nhà thờ là Thánh địa (Sanctuary). Bên trong có một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc).

Trong Nhà thờ Hosios David, ngoài biểu tượng kỳ diệu về Chúa Kitô, còn lưu giữ được một số bức bích họa được tạo ra trong thời kỳ Byzantine.  Nhiều bức bích họa bị hư hại do tác động của động đất, nứt vỡ, hư hỏng do nước và bị phủ kín bởi lớp thạch cao vào thời Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang từng bước được phục hồi.  


Tổng mặt bằng Tu viện Latomou,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng Tu viện Latomou,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt chính phía tây bắc Tu viện Latomou,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất
Tu viện Latomou, Thessalonika, Hy Lạp


Biểu tượng kỳ diệu Chúa Kitô,
Nhà thờ Hosios David, Tu viện Latomou, Thessalonika, Hy Lạp 

6. Nhà thờ Hagia Sophia 
Nhà thờ Hagia Sophia (Church of St. Sophia / Hagia Sophia, Thessaloniki; ký hiệu 456 -006; N40 38 24,30 E22 57 44,40) ; diện tích Di sản 0,82 ha, nằm giữa Quảng trường Agias Sofias (Agias Sofias Square), điểm giao của nhiều con đường, tại phía nam Khu vực Di sản, tại Khu vực Frankish Quarter.
Từ thế kỷ thứ 3, địa điểm này từng là trung tâm hành chính của Byzantine Thessaloniki. Hagia Sophia là Nhà thờ lớn của thành phố trong nhiều thế kỷ. Nhà thờ có một nhà thờ quy mô lớn với 5 cổng vào, được gọi là Vương cung thánh đường Saint Mark.
Vào năm 620, nhà thờ đó được cho là bị sập vì một trận động đất. 
Vào thế kỷ thứ 7, cấu trúc hiện nay được dựng lên theo nhà thờ Hagia Sophia ở Constantinople (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). 
Năm 1205, khi cuộc Thập tự chinh lần thứ tư chiếm được thành phố, Hagia Sophia được chuyển thành Thánh đường Thessaloniki, kéo dài cho đến năm 1224, sau đó đổi lại là Nhà thờ Hagia Sophia.
Năm 1430, khi người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman chiếm Thessaloniki, Nhà thờ Hagia Sophia chuyển thành nhà thờ Hồi giáo và lại thành Nhà thờ Hagia Sophia từ năm 1912, khi Thessaloniki trở lại dưới quyền cai trị của người Hy Lạp.
Toàn bộ tòa nhà đã trải qua nhiều thiệt hại trong trận hỏa hoạn năm 1890, được khôi phục lại trong khoảng thời gian 1907 đến 1909. Phần lớn trang trí bên trong đã được phục hồi lại vào năm 1917. Riêng mái vòm được phục hồi vào năm 1980. 

Nhà thờ Hagia Sophia có bố cục theo hướng tây bắc – đông nam. Lối vào chính từ hướng tây bắc.
Di sản Nhà thờ Hagia Sophia bao gồm Nhà thờ hiện tại và tàn tích của Nhà thờ (hoặc tu viện cũ) có từ thế kỷ thứ 3.
Hiên (Narthex) bao quanh 3 mặt nhà: mặt phía tây bắc, đông bắc và tây nam. Cạnh phía bắc của Hiên là một tháp được xây dựng vào thời kỳ Hồi giáo.
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) hình chữ nhật, kích thước khoảng 31x 29 m. Gian trung tâm (Nave) giao với Gian ngang (Transept/Atrium), tạo cho cho mặt bằng Nhà thờ có hình một cây thánh giá Hy Lạp (chữ thập có các cạnh bằng nhau). Phủ lên trên không gian chữ thập của nhà thờ là 4 mái vòm thùng (cao 14,75–15,00 m, bên ngoài phủ mái dốc). Tại điểm giao của chữ thập là một mái vòm tròn, nhô cao hẳn lên so với mái dốc xung quanh. Xung quanh vòm tròn có 12 cửa sổ hình vòm để lấy ánh sàng.
Cuối Gian trung tâm là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar).
Phía trước Thánh địa là một bức bình phong thấp (Templon/Iconostasis), ngăn cách với Gian giữa (Nave). Trên bức bình phong trang trí những bức chạm hoa mỹ, chủ đề miêu tả các sự tích Thiên chúa giáo. 
Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc). Phía đông bắc và tây nam của Ban thờ chính có nhà nguyện, bố cục tương tự như Ban thờ chính nhưng thấp hơn.  

Trần của Nhà thờ được trang trí bằng những bức tranh khảm bằng vàng nguyên chất với duy nhất một cây thánh giá lớn, tương tự như nhà thờ Hagia Irene ở thành phố Constantinople, Thỗ Nhĩ Kỳ.  


Tổng mặt bằng Nhà thờ Hagia Sophia và Phòng làm lễ rửa tội ,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng Nhà thờ Hagia Sophia và Phòng làm lễ rửa tội ,
 Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh Nhà thờ Hagia Sophia,
Thessalonika, Hy Lạp


Mặt đứng chính phía tây bắc,
Nhà thờ Hagia Sophia, Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Gian trung tâm Nhà thờ Hagia Sophia,
Thessalonika, Hy Lạp


Trang trí đầu cột, mái vòm,
Nhà thờ Hagia Sophia, Thessalonika, Hy Lạp

7. Nhà thờ Panagia Chalkeon
Nhà thờ Panagia Chalkeon (Church of Panagia Chalkeon; ký hiệu 456 – 007; N40 38 40,00 E22 57 27,60) ; diện tích Di sản 0,249 ha, tại trung tâm Khu vực Di sản, tại Khu vực Frankish Quarter.
Nhà thờ được xây dựng vào năm 1028. Sau cuộc chinh phục của người Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1430, Nhà thờ đã chuyển thành một nhà thờ Hồi giáo, được đặt tên là Kazancilar Camii, cho đến khi kết thúc sự chiếm đóng của Ottoman vào năm 1912.
Tòa nhà đã được trùng tu vào năm 1934 sau trận động đất năm 1932.  

Nhà thờ Panagia Chalkeon có bố cục theo hướng tây bắc – đông nam. Lối vào chính từ hướng tây bắc.
Di sản Nhà thờ Panagia Chalkeon bao gồm Nhà thờ hiện tại và tàn tích của Nhà thờ (hoặc tu viện cũ).
Hiên (Narthex) với lối vào chính tại phía tây bắc và hai lối vào tại hai đầu hiên, tại phía đông bắc và tây nam.
Tại hai đầu Hiên có một tháp với mái vòm nhô cao, nhấn mạnh mặt đứng chính.  
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) hình vuông. Chính giữa có 4 cột bằng đá cẩm thạch. Tại phía tây nam của Gian trung tâm có một lối vào. Gian trung tâm có một mái vòm nhô cao. Mái vòm rộng 3,8m và cao 5,3m. Mái vòm chứa 16 cửa sổ, phân thành 2 hàng.
Cuối Gian trung tâm (Nave) là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar). Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc). Phía đông bắc và tây nam của Ban thờ chính có nhà nguyện, bố cục tương tự như Ban thờ chính nhưng thấp hơn.  

Toàn bộ tòa nhà được xây bằng gạch, khiến nó có biệt danh phổ biến là "Nhà thờ Đỏ" với các chi tiết trang trí trụ tường, vòm cửa, tạo cho bề mặt ngoài của nhà như một công trình hai tầng.
Mặc dù lăng mộ của những người sáng lập thường được đặt trong narthex của nhà thờ của họ, nhưng tại Panagia Chalkeon, ngôi mộ được cho là của người sáng lập được tìm thấy trong một ngách ở bức tường phía bắc của Gian giữa (Nave). 
Các trang trí điêu khắc gây ấn tượng đặc biệt tại đầu của 4 cột tại Gian giữa (Nave) và khung cửa của Hiên (Narthex) với hình lá nguyệt quế, hoa văn có nút thắt và các dải xoắn.
Các bức tường ban đầu được bao phủ bởi các bức tranh, nhưng phần lớn đã bị hư hại.  


Tổng mặt bằng Nhà thờ Panagia Chalkeon,
Thessalonika, Hy Lạp




Sơ đồ mặt bằng, mặt cắt
Nhà thờ Panagia Chalkeon, Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt đứng phía tây Nhà thờ Panagia Chalkeon,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Nhà thờ Panagia Chalkeon,
Thessalonika, Hy Lạp


Trang trí mái vòm với các bức tranh từ thế kỷ 14, Nhà thờ Panagia Chalkeon,
Thessalonika, Hy Lạp 

8. Nhà thờ Thánh Panteleimon
Nhà thờ Thánh Panteleimon (Church of St. Panteleimon; ký hiệu 456 – 008; N40 38 27,70 E22 58 3,00) ; diện tích Di sản 0,174 ha. Nhà thờ nằm ​​ở phía đông nam của Khu vực Di sản, gần công trình Rotunda. 
Vào thời Ottoman, nó đã được chuyển đổi thành một nhà thờ Hồi giáo vào năm 1548 và được gọi là Ishakiye Camii. 

Nhà thờ Thánh Panteleimon có bố cục theo hướng tây bắc – đông nam. Lối vào chính từ hướng tây bắc.
Công trình có một Sảnh (Porch) bao quanh 3 mặt của Nhà thờ (trừ Thánh địa), hiện chỉ còn lại tàn tích.
Hiên (Narthex) của Nhà thờ là một gian phòng hình chữ nhật. Phía trên là một vòm mái. Hiên được ngăn cách với bên trong bởi tường ngăn.
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) có mặt bằng hình vuông. Giữa có 4 cột, đỡ một tháp 8 mặt, mái vòm nhô cao lên khỏi khối mái.
Cuối Gian trung tâm (Nave) là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar). Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc). Phía đông bắc và tây nam của Ban thờ chính có nhà nguyện, bố cục tương tự như Ban thờ chính nhưng thấp hơn.

Mái của công trình là một tổ hợp đa dạng, trong đó có dạng là những lớp mái vòm tròn, trồng lên nhau.
Trong Nhà thờ, rất ít bức tranh tường nguyên bản còn tồn tại. 
Những di tích của thời kỳ Ottoman còn tồn tại bao gồm móng của một tháp nhỏ và một đài phun nước bằng đá cẩm thạch. 


Tổng mặt bằng Nhà thờ Thánh Panteleimon,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng Nhà thờ Thánh Panteleimon,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt chính phía tây bắc Nhà thờ Thánh Panteleimon,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt chính phía tây nam
Nhà thờ Thánh Panteleimon, Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Gian trung tâm Nhà thờ Thánh Panteleimon,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất mái vòm chính Nhà thờ Thánh Panteleimon,
Thessalonika, Hy Lạp 

9. Nhà thờ các Thánh Tông đồ
Nhà thờ các Thánh Tông đồ (Church of Holy Apostles; ký hiệu 456 – 009; N40 39 2,70 E22 56 57,80); diện tích Di sản 0,16 ha. Nhà thờ nằm ​​tại phía tây của Khu vực Di sản, gần với các bức tường thành cổ.
Bằng chứng là tàn tích của một cột ở phía nam của nhà thờ và một bể chứa ở phía tây bắc của nó, ban đầu nó đã tạo thành một phần của một khu phức hợp lớn hơn. Do đó, có vẻ như ban đầu nhà thờ được xây dựng như là nhà thờ (Katholikon) của một tu viện.
Nhà thờ được xây dựng vào khoảng năm 1329, dành riêng cho Đức Mẹ Maria, thuộc Tu viện Theotokos Gorgoepikoos (Monastery of Theotokos Gorgoepikoos).
Sau cuộc chinh phục thành phố của người Ottoman, năm 1520–1530, Nhà thờ chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo với tên Soğuksu Camii. Người Ottoman phủ thạch cao lên các bức tranh khảm và bích họa, sau khi họ loại bỏ các mảnh ghép (tesserae) bằng vàng. 
Tên hiện đại của nhà thờ "Holy Apostles" có từ thế kỷ 19.   

Nhà thờ các Thánh Tông đồ có bố cục theo hướng tây bắc – đông nam. Lối vào chính từ hướng tây bắc.
Công trình có một Sảnh (Porch) hình chữ nhật tại mặt đứng hướng tây bắc với hai bức tường lớn nhấn mạnh cổng ra vào và các hàng cột nhỏ đỡ vòm trang trí tại hai bên cổng.
Hiên (Narthex) bao quanh 3 mặt nhà: mặt phía tây bắc, đông bắc và tây nam, trừ phần Thánh đường. Cuối Hiên tại phía đông bắc và tây nam là phòng nguyện nhỏ. 4 góc của Hiên là một khối tháp hình bát giác, nhô cao khỏi khối mái xung quanh, phía trên phủ mái vòm. Hiên được ngăn cách với không gian bên trong bởi bức tường ngăn dày.
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) có mặt bằng hình vuông. Giữa có 4 cột, đỡ hệ mái chữ thập, nhô cao lên khỏi khối mái. Trung tâm của khối mái chữ thập là một tháp mái 8 mặt, mái vòm nhô cao lên khỏi mái.
Cuối Gian trung tâm (Nave) là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar). Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc). Phía đông bắc và tây nam của Ban thờ chính có nhà nguyện, bố cục tương tự như Ban thờ chính nhưng thấp hơn.  

Các bức tường bên ngoài Nhà thờ có trang trí phong phú với nhiều loại gạch hoa văn. 
Nội thất mang lại ấn tượng bởi nhiều bức bích họa phong phú, được cho là các bức tranh ghép Byzantine cuối cùng tại Thessaloniki. 
Việc trùng tu các bức bích họa bắt đầu được khôi phục vào năm 1926. Sau trận động đất năm 1978 , tòa nhà đã được củng cố, và vào năm 2002, các bức tranh ghép đã được tu sửa hoàn toàn.  


Tổng mặt bằng Nhà thờ Thánh Panteleimon,
Thessalonika, Hy Lạp




Sơ đồ mặt bằng, mặt cắt
Nhà thờ Thánh Panteleimon, Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh tổng thể từ phía tây bắc Nhà thờ Holy Apostles,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh tổng thể từ phía đông nam Nhà thờ Holy Apostles,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Nhà thờ Holy Apostles,
Thessalonika, Hy Lạp


Bức tranh khảm thế kỷ 14, Nhà thờ Holy Apostles,
Thessalonika, Hy Lạp 

10. Nhà thờ Thánh Nicholas Orphanos
Nhà thờ Thánh Nicholas Orphanos (Church of St. Nicholas Orphanos; ký hiệu 456- 010; N40 38 49,20 E22 58 23,70); diện tích Di sản 0,227 ha. Nhà thờ nằm ​​tại phía đông của Khu vực Di sản, gần với các bức tường thành cổ.
Nhà thờ như là một phần của Tu viện, được xây dựng vào năm 1310–1320. 
Tên của nhà thờ, "Saint Nicholas the Orphan", được chứng thực lần đầu tiên vào thế kỷ 17 và 18.
Ban đầu Tu viện được xây dựng như một dinh thự đơn giản, một lối đi với mái đầu hồi bằng gỗ . Sau đó, các lối đi đã được thêm vào ở ba phía, tạo thành hàng hiên.
Tu viện tiếp tục hoạt động trong suốt thời kỳ Ottoman

Công trình có quy mô nhỏ, nằm trong một khuôn viên rộng với bố cục theo hướng tây bắc – đông nam; lối vào chính từ phía tây bắc.
Hiên (Narthex) bao quanh 3 mặt nhà: mặt phía tây bắc, đông bắc và tây nam, trừ phần Thánh đường. Cuối Hiên tại phía đông bắc và tây nam là phòng nguyện nhỏ.
Hiên được ngăn cách với không gian bên trong bởi bức tường ngăn dày.
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) có mặt bằng hình vuông. Tại mặt tường phía đông bắc và tây nam có một cột đỡ tường phía trên.
Cuối Gian trung tâm là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar).
Phía trước Thánh địa là một bức bình phong thấp (Templon/Iconostasis) với hàng 2 cột, ngăn cách với Gian giữa (Nave). Trên bức bình phong trang trí những bức chạm hoa mỹ, chủ đề miêu tả các sự tích Thiên chúa giáo.
Sau Ban thờ chính là 3 hốc hình bán nguyệt (Apse), gồm hốc chính và hai hốc phụ; với trần là 3 mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc). Phía đông bắc và tây nam của Ban thờ chính có nhà nguyện, bố cục tương tự như Ban thờ chính với hốc hình bán nguyệt, song có mái chung với mái Hiên.

Nhà thờ đáng chú ý nhất với các bức bích họa cùng thời với việc xây dựng nhà thờ, bao phủ gần như toàn bộ bề mặt bên trong. Đây là một trong những bức vẽ quan trọng nhất của đầu thế kỷ 14, không chỉ ở Thessaloniki mà còn ở khu vực rộng lớn hơn là Macedonia và Serbia. 
Các bức bích họa được phát hiện vào năm 1957–1960 trong quá trình trùng tu.
 


Tổng mặt bằng Nhà thờ Thánh Nicholas Orphanos,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng Nhà thờ Thánh Nicholas Orphanos,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt đứng chính từ phía tây bắc Nhà thờ Thánh Nicholas Orphanos,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Gian trung tâm, Nhà thờ Thánh Nicholas Orphanos,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất phía trước Thánh địa, Nhà thờ Thánh Nicholas Orphanos,
Thessalonika, Hy Lạp 

11. Nhà thờ Thánh Catherine
Nhà thờ Thánh Catherine (Church of St. Catherine; ký hiệu 456 – 011; N40 39 7,60 E22 57 26,90); diện tích Di sản 0,083 ha. Nhà thờ nằm ​​tại phía bắc Khu vực Di sản, thuộc Khu vực Upper Town.
Công trình có mặt bằng hình vuông. Lối vào chính từ phía tây.
Công trình là nhà thờ (Katholikon) của Tu viện Đấng Toàn năng (Monastery of the Almighty); được xây dựng vào năm 1315.
Nhà thờ bị chuyển đổi thành một nhà thờ Hồi giáo bởi Yakup Pasha trong triều đại của Ottoman sultan Bayezid II (trị vì năm 1481–1512) và được đặt theo tên của ông là Nhà thờ Hồi giáo Yakup Pasha (Yakup Paşa Camii).  

Công trình có bố cục theo hướng đông – tây; lối vào chính từ phía tây.
Hiên (Narthex) bao quanh 3 mặt nhà: mặt phía tây bắc, đông bắc và tây nam, trừ phần Thánh đường. Cuối Hiên tại phía đông bắc và tây nam là phòng nguyện nhỏ. 4 góc hiên có 4 tháp bát giác, mái vòm tròn nhô cao.
Hiên được ngăn cách với không gian bên trong bởi bức tường ngăn dày.  
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) có mặt bằng hình vuông; Giữa có 4 cột, đỡ hệ mái chữ thập, nhô cao lên khỏi khối mái. Trung tâm của khối mái chữ thập là một tháp mái 8 mặt, mái vòm nhô cao lên khỏi mái.
Cuối Gian trung tâm (Nave) là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar). Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc cong). Phía đông bắc và tây nam của Ban thờ chính có nhà nguyện.

Các bức bích họa miêu tả sự tích kinh thánh tại mái vòm trong Gian trung tâm (Nave) và Hốc thờ hình bán nguyệt (Apse) đã bị phá hủy hoàn toàn.
Trong quá trình trùng tu di tích được thực hiện từ năm 1947 đến năm 1951, phần sơn trang trí của nhà thờ, được bảo tồn trong tình trạng rời rạc, đã được phục dựng lại.  


Tổng mặt bằng Nhà thờ Thánh Catherine,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng Nhà thờ Thánh Catherine,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh phía tây nam Nhà thờ Thánh Catherine,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Hiên, nhìn vào Gian trung tâm
Nhà thờ Thánh Catherine, Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất mái vòm chính tại Gian trung tâm
Nhà thờ Thánh Catherine, Thessalonika, Hy Lạp 

12. Nhà thờ Chúa cứu thế
Nhà thờ Chúa cứu thế (Church of Christ Saviour; ký hiệu 456 – 012; N40 38 23,30
E22 58 2,50); diện tích Di sản 0,027 ha. Nhà thờ nằm ​​tại phía đông Khu vực Di sản, thuộc Khu vực Upper Town.

Công trình có quy mô nhỏ, như nằm trong góc sân của tòa chung cư có hình chữ L.
Nhà thờ có niên đại khoảng năm 1350, dựa trên một đồng xu được tìm thấy trong mái vòm của nó trong quá trình điều tra khảo cổ và công việc trùng tu sau trận động đất Thessaloniki năm 1978.
Nhà thờ được xây dựng dành riêng cho Đức Trinh Nữ. Có quan điểm cho rằng, đây là một nhà thờ của một tu viện lớn, hiện đã không còn.
Nhà thờ không được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo trong thời kỳ Ottoman thống trị, có thể vì quy mô nhỏ. 

Công trình có bố cục theo hướng đông – tây; lối vào chính từ phía tây và phía bắc.
Hiên (Narthex) là một không gian hình chữ nhật tại phía tây; ngăn cách với không gian bên trong bởi bức tường ngăn dày và có một cửa ra vào (hiện đã bị ngăn lại). Hàng hiên này được thêm vào năm 1936, thay thế Hiên trước đó.
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) có mặt bằng bên ngoài hình vuông, bên trong hình tròn. 3 mặt bắc, nam và tây có 3 hốc hình bán nguyệt (Apse). Phủ lên Gian trung tâm là một tháp 8 mặt với 8 ô cửa hẹp; mái vòm nhô cao lên khỏi mái.
Hốc hình bán nguyệt (Apse) tại phía tây là Ban thờ chính (High Altar). Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc cong).

Công trình được xây dựng tại phần dưới bằng đá và phần trên bằng gạch.
T
rong quá trình trùng tu đã phát hiện hai ngôi mộ phía dưới Hốc thờ (Apse) phía bắc, nam và nhiều ngôi mộ khác xung quanh nhà thờ.
Các bức bích họa có niên đại trong khoảng thời gian 1350- 1370 trên tường và mái vòm của nhà thờ hiện tiếp tục được khám phá.  


Sơ đồ mặt bằng Nhà thờ Chúa cứu thế,
Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt đứng phía đông bắc
Nhà thờ Chúa cứu thế, Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Hiên, trước Gian trung tâm, 
Nhà thờ Chúa cứu thế, Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Gian trung tâm với các hốc vòm Nhà thờ Chúa cứu thế,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất mái vòm Nhà thờ Chúa cứu thế,
Thessalonika, Hy Lạp 

13. Tu viện Blatades
Tu viện Blatades (Blatades Monastery/ Vlatades Monastery; ký hiệu 456 – 013; N40 39 6,20 E22 58 15,80) ; diện tích Di sản 1,16 ha. Tu viện nằm ​​tại phía bắc Khu vực Di sản, thuộc Khu vực Upper Town.
Tu viện Blatades được xây dựng vào thế kỷ 14, thời kỳ cuối của Đế chế Byzantine. 
Tu viện Vlatadon là một Stauropegion, là một tu viện trực thuộc Tòa Thượng phụ Đại kết ở Constantinople, không thuộc thẩm quyền của giám mục địa phương. Hiện nay, công trình là tu viện Byzantine duy nhất ở Thessaloniki vẫn còn hoạt động.  

Công trình có bố cục theo hướng đông – tây; lối vào chính từ phía tây.
Hiên (Narthex) bao quanh 3 mặt nhà: mặt phía tây bắc, đông bắc và tây nam, trừ phần Thánh đường. Tại phía đông bắc và tây nam Hiên là phòng nguyện nhỏ. Hiên được ngăn cách với không gian bên trong bởi bức tường ngăn dày; hiện chỉ còn lưu giữ được một phần xây dựng ban đầu tại phía nam. Hiên phía nam được bổ sung thêm một hành lang với hàng 6 cột phía ngoài. Cửa ra vào rộng với 2 cột trang trí tại Hiên phía bắc bị thay bằng một bức tường với cửa nhỏ ra vào. Cửa ra vào rộng với 2 cột trang trí tại Hiên chính phía tây bị thay bằng một bức tường với cửa ra vào, phía trước có một mái che đỡ bởi 2 cột mảnh.
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) có mặt bằng hình vuông; Bên trong có 4 cột, đỡ hệ mái chữ thập. Trung tâm của khối mái chữ thập là một tháp mái 8 mặt, mái vòm nhô cao lên khỏi mái.
Phía đông của Gian trung tâm (Nave) là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar). Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm (bên ngoài phủ mái dốc). Phía đông bắc và tây nam của Ban thờ chính có nhà nguyện.

Công trình được xây dựng bằng đá. Gạch trang trí được giới hạn trong không gian Thánh địa (Sanctuary).
Các bức tranh treo tường có niên đại từ năm 1360 đến năm 1380.
Phòng thờ của tu viện chứa một số lượng lớn các biểu tượng rất giá trị, có niên đại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19. 
Các bức bích họa bên trong bị phủ thạch cao khi Tu viện chuyển đổi thành một nhà thờ Hồi giáo, hiện đang  được phục hồi.  


Tổng mặt bằng
Tu viện Blatades, Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng ban đầu và mặt bằng hiện trạng
Tu viện Blatades, Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt đứng chính phía tây, Tu viện Blatades,
Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Gian trung tâm
Tu viện Blatades, Thessalonika, Hy Lạp


Một số bức tranh bên trong Tu viện Blatades,
Thessalonika, Hy Lạp 

14. Nhà thờ Tiên tri Elijah
Nhà thờ Tiên tri Elijah (Church of Prophet Elijah; ký hiệu 456 -014; N40 38 59,90 E22 57 47,80) ; diện tích Di sản 0,198 ha. Nhà thờ nằm ​​tại đông bắc Khu vực Di sản, thuộc Khu vực Upper Town.
Đây là nhà thờ (Katholikon) của Tu viện Nea Moni (Nea Moni monastery), dành riêng cho Đức Trinh Nữ, là một trong những cơ sở tu viện quan trọng nhất trong thành phố vào nửa sau của thế kỷ 14, được xây dựng vào năm 1360–1370 trên địa điểm của một cung điện trước đây bị phá hủy vào năm 1342. Nhà thờ chuyển thành nhà thờ Hồi giáo ngay sau khi thành phố bị chiếm vào năm 1430.
Phong cách kiến ​​trúc của Nhà thờ là một biến thể của nhà thờ hình vuông được gọi là " kiểu Athonite ", là duy nhất trong thành phố. Việc xây dựng cẩn thận, xen kẽ các lớp gạch và đá, Công trình được cho có ảnh hưởng từ kiến ​​trúc Constantinople. 

Công trình có bố cục theo hướng tây bắc - đông nam; lối vào chính từ phía tây bắc.
Sảnh trước hiên (Porch) bao quanh toàn bộ mặt chính phía tây bắc với hàng 6 cột, một phần phía đông bắc và tây nam với hàng 2 cột đỡ mái dạng vòm thùng.
Hiên (Narthex) là một căn phòng gần hình vuông. Trung tâm phòng có 4 cột. Tại góc phía đông bắc và tây nam có tháp mái dạng bát giác, mái vòm, nhô cao lên khỏi mặt mái.
Hiên (Narthex) được ngăn cách với Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) bởi bức tường ngăn dày. Phía trên mái, tại nơi tiếp giáp với Gian trung tâm, nhô cao tạo thành 3 mái vòm.
Gian trung tâm/Gian giữa (Nave) có mặt bằng hình vuông; Bên trong có 4 cột, đỡ hệ mái chữ thập. Trung tâm của khối mái chữ thập là một tháp mái 16 mặt rộng 5,5m với hàng cửa hẹp, mái vòm nhô cao.
Công trình có Gian ngang (Transept), tạo cho Nhà thờ có dạng mặt bằng hình chữ thập. Đầu phía đông bắc và tây nam của Gian ngang là một hốc hình bán nguyệt (Apse), phía trên phủ mái vòm tròn.
Phía đông nam của Gian trung tâm (Nave) là Thánh địa (Sanctuary) với Ban thờ chính (High Altar).
Sau Ban thờ chính là một hốc hình bán nguyệt (Apse) với trần là một mái bán vòm tròn. 4 góc của hình chữ thập là 4 nhà nguyện; bên trong là hình vuông kết hợp với các hốc hình bán nguyệt (Apse) nhỏ; bên ngoài là tường xây theo đường cong; mái của 4 nhà nguyện này có nhiều lớp mái với một tháp hình bát giác, mái vòm bên trên.

Nhà thờ được xây dựng bằng những khối đá trắng đẹp đẽ, xen kẽ mảng tường gạch.
Bên trong Nhà thờ, còn lưu giữ được nhiều các bức bích họa về sự tích tôn giáo, được thực hiện ngay từ khi xây dựng công trình. Các bức vẽ rất phong phú ấn tượng và mang tính hiện thực, có ảnh hưởng rộng lớn đến các bức tranh tường tại một số nhà thờ tại quốc gia lân cận sau này.  


Tổng mặt bằng Nhà thờ Tiên tri Elijah, Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng Nhà thờ Tiên tri Elijah, Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh Nhà thờ Tiên tri Elijah, Thessalonika, Hy Lạp


Nội thất Hiên nhìn vào Gian trung tâm, Nhà thờ Tiên tri Elijah, Thessalonika, Hy Lạp


Tàn tích các bức bức họa trên tường, trần Nhà thờ Tiên tri Elijah, Thessalonika, Hy Lạp
 

15. Nhà tắm Byzantine
Nhà tắm Byzantine (Byzantine Bath; ký hiệu 456 – 015; N40 38 57,60 E22 58 8,90) ; diện tích Di sản 0,049 ha; nằm tại trung tâm Khu vực Di sản, thuộc Khu vực Upper Town.
Nhà tắm Byzantine ở Thessaloniki có niên đại vào cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13. Có giả thuyết cho rằng, nhà tắm này ban đầu thuộc một tu viện. Vào thời Ottoman, công trình được biết đến với cái tên Kule Hammam, tức là "Nhà tắm của kinh thành ". 

Nhà tắm hoạt động liên tục và ngừng hoạt động vào những năm 1940, do Chiến tranh thế giới 2Nhà tắm bị bỏ quên sau đó và bị hư hại trong trận động đất năm 1978.
Vào năm 2015. Nhà tắm Byzantine đã được mở cửa trở lại với công chúng như một bảo tàng và không gian văn hóa.  
Nhà tắm Byzantine ở Thessaloniki là nhà tắm duy nhất còn sót lại ở Thessaloniki và là nhà tắm lớn nhất và hoàn chỉnh nhất trong số ít các nhà tắm Byzantine còn tồn tại ở những nơi khác ở Hy Lạp.

Công trình có bố cục theo hướng bắc – nam, lối vào chính từ phía nam. 
Mặc dù có kích thước khiêm tốn, kiến trúc ban đầu tuân theo các quy ước điển hình của nhà tắm La Mã, gồm 4 nhịp nhà với các chức năng chính sau: 
Người tắm trước tiên sẽ đi qua Tiền phòng (Antechamber), Phòng thay đồ (Apodyterium) và sau đó đi vào Phòng xức dầu (Elaeothesium/Unctuarium). 
Sau khi tập thể dục trong phòng đặc biệt, người tắm đến Phòng ấm (Tepidarium/Warm room) với một mái vòm lớn phía trên, Phòng nóng (Hot room/Calidarium), sau đó là phòng Xông hơi ướt (Xông đổ mồ hôi/ Steam room). Tiếp đó, người tắm làm sạch dầu bẩn trên da và được chuyển tới Phòng tắm lạnh (Frigidarium). Nước được giữ lạnh có thể bằng cách sử dụng tuyết. Người tắm sẽ kết thúc bằng cách xức dầu lên cơ thể mình một lần nữa.
Tại phía bắc của Nhà tắm Byzantine là bể chứa nước (Water reservoir) cung cấp nước cho Nhà tắm và một lò cấp nhiệt (Hearth) làm nóng nước.  
Vào thời Byzantine, tòa nhà được nam và nữ luân phiên sử dụng, nhưng trong thời kỳ Ottoman, nhà tắm được chia thành các khu dành riêng cho nam và nữ, bằng cách ngăn cách từng cặp phòng với nhau. 


Tổng mặt bằng Nhà tắm Byzantine,
Thessalonika, Hy Lạp


Sơ đồ mặt bằng
Nhà tắm Byzantine, Thessalonika, Hy Lạp


Phối cảnh mặt trước phía nam
Nhà tắm Byzantine, Thessalonika, Hy Lạp




Nội thất
Nhà tắm Byzantine, Thessalonika, Hy Lạp 

Di sản Paleochristian và Byzantine tại Thessalonika, vùng Central Macedonia, Hy Lạp là một trong những di tích quan trọng nhất của thời kỳ Byzantine, trở thành một trung tâm văn hóa và có ảnh hưởng to lớn tới các khu vực lân cận; đóng một vai trò tích cực hoặc thậm chí cạnh tranh với các xu hướng nghệ thuật bắt nguồn từ Constantinople. Di sản phản ánh tất cả các khuynh hướng của thời kỳ Phục hưng Palaeologan và về cơ bản đã đi trước và xác định trước thời kỳ Phục hưng của Hy Lạp và Ý 

Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
https://whc.unesco.org/en/list/456/
https://en.wikipedia.org/wiki/Thessaloniki
https://en.wikipedia.org/wiki/Eastern_Orthodox_Church
https://en.wikipedia.org/wiki/Eastern_Orthodox_church_architecture
https://en.wikipedia.org/wiki/Paleochristian_and_Byzantine_monuments_of_Thessaloniki
https://en.wikipedia.org/wiki/Byzantine_Iconoclasm
https://en.wikipedia.org/wiki/Walls_of_Thessaloniki
https://en.wikipedia.org/wiki/Heptapyrgion_(Thessaloniki)
https://en.wikipedia.org/wiki/Arch_of_Galerius_and_Rotunda
https://en.wikipedia.org/wiki/Church_of_the_Acheiropoietos
https://en.wikipedia.org/wiki/Hagios_Demetrios
https://en.wikipedia.org/wiki/Church_of_Hosios_David
https://en.wikipedia.org/wiki/Flavia_Maximiana_Theodora
https://en.wikipedia.org/wiki/Icon_of_Christ_of_Latomos
https://en.wikipedia.org/wiki/Hagia_Sophia,_Thessaloniki
https://en.wikipedia.org/wiki/Church_of_Panagia_Chalkeon
https://en.wikipedia.org/wiki/Church_of_Saint_Panteleimon_(Thessaloniki)
https://en.wikipedia.org/wiki/Church_of_the_Holy_Apostles_(Thessaloniki)
https://en.wikipedia.org/wiki/Church_of_Saint_Nicholas_Orphanos
https://en.wikipedia.org/wiki/Church_of_Saint_Catherine,_Thessaloniki
https://en.wikipedia.org/wiki/Church_of_the_Saviour,_Thessaloniki
https://en.wikipedia.org/wiki/Vlatades_Monastery
https://en.wikipedia.org/wiki/Church_of_Prophet_Elijah_(Thessaloniki)
https://en.wikipedia.org/wiki/Byzantine_Bath_(Thessaloniki)
https://www.thebyzantinelegacy.com/sotiros-thessaloniki

Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương     

Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu

Danh sách và bài viết  về Di sản thế giới tại châu Mỹ          

Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi

 

Cập nhật ( 07/10/2022 )
 
Tin mới đưa:
Tin đã đưa:
“Đặt ra kế hoạch thật tốt, thật sát là rất cần, nhưng đó chỉ là bước đầu, kế hoạch 10 phần thì biện pháp cụ thể phải 20 phần, chỉ đạo sát sao phải là 30 phần- có như thế mới hoàn thành kế hoạch”
 
Trí thức trẻ là người tốt nghiệp đại học, tuổi từ 39 trở xuống. Do thu nhập sau ra trường hạn hẹp, thị trường nhà ở giá rẻ khan hiếm, nên điều kiện về an cư để lạc nghiệp còn khó khăn. Các bạn trí thức trẻ ước muốn gì về nơi ở của riêng mình (không phải do thừa kế, đi thuê):
 
 
 
Trong thời đại CMCN 4.0, Chuyển đổi số không còn là điều tốt đẹp nên có, mà là điều bắt buộc đối với tất cả tổ chức và doanh nghiệp, gắn với Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong bối cảnh đô thị hóa, ngành XD có vai trò tiên phong trong Chuyển đổi số đế nâng cao năng lực cạnh tranh. Người ta còn cho rằng "QH đô thị là bệ phóng cho Chuyển đổi số". Lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp XD phải chấp nhận và thích ứng dần với quá trình Chuyển đổi số. Các bạn SV, cựu SV trong lĩnh vực XD - Công dân kỹ thuật số trong tương lai, nghĩ gì về nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực Chuyển đổi số trong cơ sở đào tạo ĐH:
 
 
Thông báo

   Liên kết website
 
  • Sơ đồ trang 
  • Bản quyền thuộc Bộ môn Kiến trúc Công nghệ - Khoa Kiến trúc Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng
    Địa chỉ liên hệ: Phòng 404 nhà A1 - Số 55 đường Giải Phóng - TP Hà Nội
    Điện thoại: (04) 3869 7045     Email: bmktcn@gmail.com
    Chủ biên: TS. Phạm Đình Tuyển - Phụ trách: TS. Nguyễn Cao Lãnh & cộng sự
    Powered by vnDIC.com