Thông tin chung:
Công trình: Trung tâm lịch sử Rome, các công trình bên ngoài Vatican và Vương cung thánh đường San Paolo (Historic Centre of Rome, the Properties of the Holy See in that City Enjoying Extraterritorial Rights and San Paolo Fuori le Mura)
Địa điểm: Roma, vùng Lazio, Ý; Thành quốc Vatican (N41 53 24,8 E12 29 32,3)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích Di sản 1.430,8 ha
Năm hoàn thành:
Giá trị: Di sản thế giới (năm 1980; sửa đổi ranh giới năm 2015; hạng mục i, ii, iii, iv, vi)
Ý (Italia) là một quốc gia bao gồm một bán đảo được giới hạn bởi dãy Alps và một số hòn đảo xung quanh.
Ý nằm ở trung tâm Nam Âu và được coi là một phần của Tây Âu, có chung biên giới trên bộ với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia và các khu vực bao quanh của Thành phố Vatican và San Marino. Ý có còn có vùng lãnh thổ ở Campione, Thụy Sĩ và Lampedusa (vùng biển Tunisia).
Ý có diện tích 301.340 km2, dân số 60,317 triệu người (năm 2020), thủ đô là Rome.
Do vị trí địa lý trung tâm ở Nam Âu và Địa Trung Hải, Ý trong lịch sử là nơi sinh sống của vô số dân tộc và nền văn hóa.
Vào thời Cổ đại (năm 750 - 200 trước Công nguyên/TCN), đây là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc nói ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European language, có nguồn gốc từ từ Tây và Nam Á - Âu), những người đã đặt tên cho bán đảo này.
Bắt đầu từ thời Cổ điển (thế kỷ 8 TCN - thế kỷ 6 sau Công nguyên, chủ yếu gồm nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại), người Phoenicia (tồn tại năm 2500 TCN – 539 TCN) và người Carthage (Đế chế Carthage, tồn tại năm 814 TCN – 146 TCN) đã thành lập các thuộc địa chủ yếu ở khu vực nội địa Ý.
Người Hy Lạp (Ancient Greece) đã thành lập các khu định cư Magna Graecia tại miền nam nước Ý, trong khi người Etruscans (tồn tại năm 900 TCN –27 TCN) và người Celt lần lượt sinh sống ở miền trung và miền bắc nước Ý.
Một bộ tộc người Ý, được gọi là người Latins (Italic tribe), đã thành lập Vương quốc La Mã (Roman Kingdom, tồn tại năm 753 TCN – 509 TCN) vào thế kỷ thứ 8 TCN, sau này trở thành nước Cộng hòa La Mã (Roman Senate and People).
Cộng hoà La Mã (Roman Republic, tồn tại năm 509 TCN – 27 TCN) ban đầu chinh phục và đồng hóa các nước láng giềng trên bán đảo Ý, cuối cùng mở rộng và chinh phục các vùng đất của Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á.
Vào thế kỷ 1 TCN, Đế chế La Mã (Roman Empire, tồn tại năm 27 TCN - 476 sau Công nguyên) nổi lên như một quyền lực thống trị khu vực Địa Trung Hải và trở thành một trung tâm văn hóa, chính trị và tôn giáo hàng đầu, hình thành nền văn minh La Mã Cổ đại (Pax Romana), một giai đoạn hơn 200 năm phát triển của luật pháp, công nghệ, kinh tế nghệ thuật và văn học Ý.
Trong suốt thời kỳ Trung Cổ, Ý vẫn là quê hương của con người và Đế chế La Mã, mà di sản của nó về văn hóa, thể chế, Kitô giáo và tiếng Latinh lan truyền khắp toàn cầu.
Vào đầu thời kỳ Trung Cổ, Ý phải chịu đựng sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã (Western Roman Empire, tồn tại vào năm 395–476/480, suy tàn với việc lãnh thổ bị phân chia thành các tiểu quốc) và các cuộc di dân của các bộ tộc Germanic, Huns, Slavs (early Slavs) và Pannonian Avars.
Tại miền bắc và một phần miền trung nước Ý, vào thế kỷ 11, nhiều thị quốc (Italian city-states) và nước cộng hòa hàng hải (Maritime republics) đã vươn lên thịnh vượng thông qua thương mại và ngân hàng, đặt nền móng cho chủ nghĩa tư bản hiện đại. Các thị quốc độc lập này đóng vai trò là trung tâm giao lưu thương mại chính của châu Âu với châu Á và Cận Đông, thường được hưởng một mức độ dân chủ cao hơn so với các quốc gia phong kiến trong các chế độ quân chủ đang thịnh hành khắp châu Âu.
Một phần miền trung nước Ý nằm dưới sự kiểm soát của các quốc gia Giáo hoàng (Papal States; thần quyền Nhà nước của Giáo hội).
Phần lớn miền nam nước Ý vẫn là chế độ phong kiến cho đến thế kỷ 19. Đây là kết quả của sự kế thừa nền văn minh của người Byzantine, Arab, Norman, Angevin, Aragonese và từ các cuộc chinh phục của các quốc gia bên ngoài.
Thời kỳ Phục hưng (Renaissance, một giai đoạn lịch sử châu Âu, chuyển đổi từ thời Trung cổ sang Hiện đại, vào thế kỷ 15, 16) bắt đầu ở Ý và lan sang phần còn lại của châu Âu, mang lại mối quan tâm mới về chủ nghĩa nhân văn, khoa học, văn học và nghệ thuật.
Nền văn hóa Ý phát triển mạnh mẽ, sản sinh ra các nhà khoa học, nghệ sĩ và tư tưởng nổi tiếng.
Trong thời Trung cổ, các nhà thám hiểm người Ý đã khám phá ra những tuyến đường mới đến Viễn Đông và Tân thế giới, mở ra Kỷ nguyên Khai sáng (Age of Discovery) của Châu Âu.
Sau nhiều thế kỷ can thiệp và chinh phục từ bên ngoài cùng với sự cạnh tranh giữa các thị quốc nội bộ, nước Ý bị chia rẽ về mặt chính trị, tiếp tục bị chinh phục và phân chia bởi nhiều cường quốc châu Âu.
Vào giữa thế kỷ 19, chủ nghĩa dân tộc của Ý đã trỗi dậy.
Sau nhiều thế kỷ bị ngoại bang thống trị và chia rẽ, Ý gần như hoàn toàn thống nhất vào năm 1861, cùng với việc thành lập Vương quốc Ý (Kingdom of Italy, tồn tại năm 1861–1946).
Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, miền bắc nước Ý nhanh chóng công nghiệp hóa, giúp quốc gia này trở thành một Đế quốc thuộc địa. Trong khi đó, tại miền nam nước Ý, phần lớn vẫn là cảnh nghèo đói. Sau Chiến tranh thế giới 2, Ý bãi bỏ chế độ quân chủ, thành lập chính thể cộng hòa dân chủ và trở thành một quốc gia phát triển.
Ý ngày nay được phân thành 20 khu vực (vùng) và 107 tỉnh, thành phố.
Bản dồ Ý và vị trí của thành phố Roma, vùng Lazio
Roma (La Mã) là thành phố thủ đô của Ý và cũng là thủ phủ của khu vực Lazio. Thành phố là nơi định cư chính của con người trong gần 3 thiên niên kỷ, có diện tích 1.285 km2, dân số khoảng 2,86 triệu người (năm 2019).
Thành phố nằm dọc sông Tiber. Bên trong thành phố là Thành quốc Vatican.
Theo Thần thoại La Mã, Rome được thành lập vào năm 753 TCN, liên tiếp trở thành thủ đô của Vương quốc La Mã, Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã và được coi là thành phố Đế quốc và đô thị đầu tiên. Rome còn được gọi là "Caput Mundi " (Thủ đô của thế giới).
Sau sụp đổ của Đế chế Tây La Mã, Rome dần nằm dưới sự kiểm soát chính trị của Giáo hoàng và vào thế kỷ thứ 4, trở thành thủ đô của các quốc gia Giáo hoàng (Papal States) kéo dài cho đến những năm 1870.
Bắt đầu từ thời Phục hưng, hầu như tất cả các Giáo hoàng đều theo đuổi một chương trình kiến trúc và đô thị nhất quán trong hơn bốn trăm năm, nhằm biến thành phố trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật của thế giới.
Rome trở thành một trong những trung tâm chính của thời kỳ Phục hưng và sau đó là nơi ra đời của cả phong cách Baroque và Tân cổ điển. Các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư nổi tiếng đã biến Rome trở thành trung tâm hoạt động của họ, tạo ra những kiệt tác khắp thành phố.
Trung tâm lịch sử Rome, các công trình bên ngoài Vatican và Vương cung thánh đường San Paolo, thành phố Rome, Ý được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1980 với tiêu chí):
Tiêu chí (i): Di sản là một loạt các tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người với những giá trị nghệ thuật có một không hai, được tạo ra trong gần ba thiên niên kỷ lịch sử: Các di tích thời cổ đại (như Đấu trường La Mã, Điện Pantheon, Khu phức hợp La Mã và Diễn đàn Hoàng gia), các pháo đài được xây dựng trên nhiều thế kỷ (như các bức tường thành và Lăng mộ Hadrian/Castel Sant'Angelo), sự phát triển đô thị từ thời kỳ Phục hưng và Baroque cho đến thời hiện đại (như Quảng trường Navona, Quảng trường Popolo hình "Cây đinh ba" và Quảng trường Spagna), các tòa nhà dân dụng và tôn giáo với trang trí bằng tranh, khảm và điêu khắc xa hoa (như Điện Capitoline, Cung điện Farnese và Quirinale, Đài tưởng niệm Ara Pacis, Nhà thờ Saint John Lateran, Nhà thờ Saint Mary Major và Nhà thờ Saint Paul’s nằm bên ngoài bức tường thành), tất cả được tạo ra bởi một số nghệ sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Tiêu chí (ii): Qua nhiều thế kỷ, các tác phẩm nghệ thuật tại Rome đã có ảnh hưởng quyết định đến phát triển quy hoạch đô thị, kiến trúc, công nghệ và nghệ thuật trên toàn thế giới. Những thành tựu của Di sản trong lĩnh vực kiến trúc, hội họa và điêu khắc là một hình mẫu phổ quát không chỉ trong thời Cổ đại, mà còn trong các thời kỳ Phục hưng, Baroque và Tân cổ điển. Các tòa nhà cổ điển và nhà thờ, cung điện, quảng trường cùng với các bức tranh và tác phẩm điêu khắc phong phú đã làm Rome trở thành một trong những địa điểm thu hút nhiều người đến chiêm nghiệm. Cũng chính tại Rome, nghệ thuật Baroque đã ra đời, sau đó lan rộng khắp châu Âu và các lục địa khác.
Tiêu chí (iii): Giá trị của các địa điểm khảo cổ của Rome, trung tâm của nền văn minh mang tên thành phố, được công nhận trên toàn thế giới. Rome đã bảo tồn được một số lượng đặc biệt lớn các di tích cổ xưa, luôn được nhìn thấy và trong tình trạng bảo quản tuyệt vời. Các di tích này là bằng chứng độc đáo cho các thời kỳ phát triển và phong cách nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế đô thị khác nhau, đặc trưng cho hơn một ngàn năm lịch sử.
Tiêu chí (iv): Trung tâm lịch sử của Rome cũng như các tòa nhà của nó là minh chứng cho một chuỗi ba thiên niên kỷ lịch sử không bị gián đoạn. Đặc điểm cụ thể của khu vực này là sự phân tầng ngôn ngữ kiến trúc, nhiều loại hình công trình và những giải pháp quy hoạch đô thị ngay từ ban đầu, được tích hợp hài hòa trong hình thái phức tạp của thành phố. Đáng kể đến là các di tích dân sự quan trọng như công trình diễn đàn, nhà tắm, tường thành và dinh thự; các tòa nhà tôn giáo, từ các vương cung thánh đường Cơ đốc giáo thời kỳ đầu như Saint Mary Major Major, St John Lateran và St Paul's Outside the Walls đến các nhà thờ Baroque; hệ thống nước (câp, thoát nước, đài phun nước thời Phục hưng và Baroque, và những bức tường chắn lũ thế kỷ 19 dọc theo sông Tiber). Sự đa dạng về phong cách và phức tạp này đã kết hợp lại để tạo thành một diện mạo độc đáo và tiếp tục phát triển theo thời gian.
Tiêu chí (vi): Trong hơn hai nghìn năm, Rome vừa là thủ đô thế tục vừa là thủ đô tôn giáo. Là trung tâm của Đế chế La Mã, nơi mở rộng quyền lực của mình trên khắp thế giới được biết đến thời bấy giờ, thành phố là trung tâm của một nền văn minh rộng lớn được thể hiện rõ nhất trong luật pháp, ngôn ngữ, văn học và hiện vẫn là nền tảng của văn hóa phương Tây. Rome cũng liên kết trực tiếp với lịch sử của đức tin Cơ đốc kể từ khi khởi nguồn.
Thành phố Vĩnh Cửu (Eternal City) này đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, cho đến ngày nay vẫn là biểu tượng và là một trong những điểm đến đáng kính nhất của các cuộc hành hương, bởi đây là nơi đặt Lăng mộ của các vị Tông đồ (Apostles, đồ đệ của Chúa Giê-su), các vị Thánh, các vị Tử vì đạo và sự hiện diện của Giáo hoàng.
Bản đồ vị trí Khu vực Di sản Trung tâm lịch sử Rome, các công trình bên ngoài Vatican và Vương cung thánh đường San Paolo, thành phố Rome, Ý
Di sản phân thành: Trung tâm lịch sử thành phố Rome và các công trình bên ngoài Tòa thánh Vatican; Vương cung Thánh đường San Paolo Fuori le Mura.
Trung tâm lịch sử Thành phố Rome
Di sản Trung tâm lịch sử thành phố Rome (Historic Centre of Rome - ký hiệu 091-001) có diện tích 1446,2ha, bao gồm 32 di tích chính: 1. Lăng mộ Augustus (Tomb of Augustus); 2. Rạp xiếc Hadrian (Circus of Hadrian); 3. Lăng mộ Hadrian (Tomb of Hadrian); 4. Đền Aurelius (Temple of Aurelius); 5. Nhà hát (Amphitheatre); 6. Hội trường Neptune (Hall of Neptune); 7. Trường Agrippae (Campus Agrippae); 8. Điện Pantheon; 9. Đền Minerva (Temple of Minerva); 10. Nhà tắm Diocletian (Baths of Diocletian); 11. Rạp xiếc (Circus); 12. Nhà tắm (Baths); 13. Tòa nhà Septa Julia; 14. Đền Trajan (Temple of Trajan); 15. Nhà hát Pompey (Theatere of Pompey); 16. Nhà hát Balbi (Theatere of Balbi); 17. Rạp xiếc Flaminus (Circus Flaminus); 18. Tòa án (Law Court). 19. Đền Trajan (Temple of Trajan); 20. Diễn đàn Trajan (Forum of Trajan); 21. Nhà hát Marcellus (Theatre of Marcellus); 22. Diễn đàn Augustus (Forum of Augustus); 23. Diễn đàn Vespasian (Forum of Vespasian); 24. Điện Capitol; 25. Ngôi nhà của Augustus (House of Augustus); 26. Nhà thờ Constantine (Basilica of Constantine); 27. Đền thờ Rome (Temple of Rome); 28. Ngôi nhà của Nero (House of Nero); 29. Đấu trường Colossum; 30. Nhà tắm Titus (Baths of Titus); 31. Cung điện Domitian (House of Domitian); 32. Nhà tắm của Antonius (Baths of Antonius).
Sơ đồ vị trí 7 ngọn đồi, nơi hình thành các quần thể kiến trúc chính của Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Sơ đồ vị trí 32 di tích chính tại Di sản Trung tâm lịch sử thành phố Rome, Ý
Phối cảnh tổng thể Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Quảng trường Popolo hình "Cây đinh ba", một trong những không gian điển hình của Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Một số di tích chính trong Khu vực:
Lăng mộ Augustus
Lăng mộ Augustus (Tomb of Augustus, hình vẽ ký hiệu 1) nằm tại phía tây Trung tâm lịch sử của thành phố Roma. Công trình là một ngôi mộ lớn xây dựng bởi Hoàng đế La Mã (Roman Emperor) đầu tiên Augustus (trị vì năm 27 TCN - 14 sau Công nguyên).
Lăng mộ là một trong những dự án đầu tiên do Augustus khởi xướng tại thành phố Roma sau chiến thắng của ông trong trận Actium năm 31 TCN.
Lăng mộ nằm trong một công viên, có mặt bằng hình tròn, đường kính 90m, cao 42m, bao gồm một số vòng tròn đồng tâm bằng đất và gạch, mặt ngoài trát vữa vôi (travertine) và được trồng nhiều cây bách ở tầng trên cùng.
Toàn bộ cấu trúc được che phủ bởi một mái nhà hình nón, trên đỉnh mái là một bức tượng đồng khổng lồ của Augustus.
Bên trong là hệ thống hầm mộ, nơi có các hốc để chứa các bình bằng vàng giữ tro cốt của các thành viên Hoàng gia.
Tầng tum trên đỉnh Lăng mộ là nơi đặt nhà nguyện cho Tổng lãnh thiên thần Thánh Michael.
Theo thời gian, Công trình trải qua các giai đoạn sử dụng như lâu đài, một khu vườn, một rạp xiếc, phòng hòa nhạc.
Lăng mộ Augustus hiện được phục hồi tôn tạo.
Phối cảnh Lăng mộ Augustus, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Sơ đồ mặt bằng, mặt cắt Lăng mộ Augustus, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Lăng mộ Hadrian/Castel Sant'Angelo
Lăng mộ Hadrian (Tomb of Hadrian, hình vẽ ký hiệu 3) còn được gọi là Castel Sant'Angelo, nằm tại phía tây, bên ngoài Trung tâm lịch sử của thành phố Rome, cạnh sông Tiber.
Công trình là một tòa nhà hình trụ, được xây dựng vào năm 123- 139, ban đầu là lăng mộ cho bản thân và gia đình Hoàng đế La Mã Hadrian (trị vì năm 117 - 138).
Công trình từng là tòa nhà cao nhất tại Rome, sau đó trở thành một phần của bức tường phòng thủ La Mã và được các Giáo hoàng sử dụng như một pháo đài, bắt đầu từ thế kỷ 14 và trở thành nơi ở của một số Giáo hoàng.
Nhà nước Giáo hoàng cũng sử dụng pháo đài làm nơi giam giữ tù nhân.
Ngày nay, công trình trở thành một bảo tàng (Museo Nazionale di Castel Sant'Angelo).
Sơ đồ mặt cắt Lăng mộ Hadrian (Castel Sant'Angelo), Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Phối cảnh Lăng mộ Hadrian (Castel Sant'Angelo), Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Nội thất Bảo tàng quốc gia Castel Sant'Angelo, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Điện Pantheon
Điện Pantheon (hình vẽ ký hiệu 8) là "Đền của các vị thần", nằm tại phía tây Trung tâm lịch sử của thành phố Rome.
Trước đây, công trình là một ngôi đền La Mã và kể từ năm 609 trở thành nhà thờ Công giáo dành riêng cho "Thánh Mary và các Thánh Tử đạo " (Sancta Maria ad Martyres/ Santa Maria Rotonda).
Điện Pantheon được xây dựng dưới thời Hoàng đế La Mã đầu tiên Augustus (trị vì năm 27 TCN - 14 sau Công nguyên). Đền bị phá hủy cùng với tòa nhà khác trong một trận hỏa hoạn lớn vào năm 80.
Công trình được xây dựng lại bởi Hoàng đế La Mã Hadrian (trị vì năm 117- 138).
Kể từ thời Phục Hưng, Pantheon là địa điểm chôn cất không chỉ các vị vua và hoàng tộc mà còn cả một số nghệ sĩ nổi tiếng (ví như họa sĩ Raphael và Annibale Carracci, nhà soạn nhạc Arcangelo Corelli và kiến trúc sư Baldassare Peruzzi…).
Điện Pantheon có phong cách kiến trúc La Mã; mặt tiền chính hướng bắc; dài 84m, rộng 58m, cao 58m. Tòa nhà có một hàng hiên phía trước với 16 cột đá granit màu xám, được khai thác tại Ai Cập. Mỗi chiếc cột cao 11,9m, đường kính 1,5m và nặng 60 tấn, được vận chuyển trong một khoảng cách xa đến 100km bằng đường biển và theo đường sông Tiber đến Rome. Sau đó cột được vận chuyển bằng con lăn với khoảng cách 700m đến công trường.
Bức tường phía sau hiên có 2 hốc lớn, có lẽ được dành cho các bức tượng của Augustus và Agrippa. Cửa từ hiên vào chính điện rộng 4,45m, cao 7,53m, bằng đồng, là một trong những cánh cửa lâu đời nhất tại Rome.
Khối chính điện có mặt bằng hình tròn, phía trên phủ mái vòm. Gần 2 ngàn năm sau khi xây dựng, mái vòm của Điện Pantheon vẫn là mái vòm bê tông không cốt thép lớn nhất thế giới với đường kính mặt bằng và nhịp của vòm là 43,3m.
Độ dày của mái vòm thay đổi từ 6,4m (tại đáy) và 1,2m trên đỉnh. Trên đỉnh mái là một cửa mái tròn để lấy ánh sáng và thông gió, Cửa không che, nước mưa có thể rơi vào bên trong nhà.
Tải trọng mái truyến xuống bức tường bên dưới dày 6,4m. Các bức tường này được làm rỗng tạo thành các hốc tường.
Vào thế kỷ 15, Điện Pantheon được trang trí bằng những bức tranh, trong đó có nhiều bức tranh nổi tiếng.
Điện Pantheon là một trong những công trình được bảo tồn tốt nhất trong số tất cả các tòa nhà La Mã cổ đại, một phần do công trình được sử dụng liên trục trong suốt lịch sử, kể từ thế kỷ 7.
Pantheon đã có ảnh hưởng to lớn trong kiến trúc phương Tây từ thời Phục hưng. Hình dạng mái vòm của Điện Pantheon được sử dụng trong nhiều tòa nhà của thế kỷ 19 và 20, trước hết là các tòa nhà của chính phủ, trường đại học, thư viện và các công trình công cộng khác.
Sơ đồ mặt bằng Điện Pantheo, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Mặt cắt ngang của Điện Pantheon được bố cục theo hình dạng của một quả cầu đường kính 43,3m
Phối cảnh mặt chính Điện Pantheo, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Nội thất Điện Pantheo, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Nhà tắm Diocletian
Nhà tắm Diocletian (Baths of Diocletian, hình vẽ ký hiệu 10) được đặt theo tên của Hoàng đế La Mã Diocletian (trị vì năm 284- 286), nằm tại phía bắc Trung tâm lịch sử của thành phố Rome.
Công trình được xây dựng từ năm 298 - 306 sau Công nguyên, là nhà tắm công cộng lớn nhất trong số các nhà tắm Hoàng gia với quy mô diện tích 13ha.
Nhà tắm là một cụm công trình với lối vào chính tại phía đông bắc, có một Khối trung tâm với kích thước 280mx160m, bao gồm các không gian: Phòng tắm nước lạnh (Frigidarium), phòng tắm nước ấm (Tepidarium), phòng tắm nước nóng (Caldarium) và bồn tắm lớn (Natatio). Các không gian chính này nằm theo một trục dọc. Các không gian phụ trợ khác bố trí đối xứng hai bên.
Bao quanh Khối trung tâm là hai sân trong có vai trò là sân tập thể dục ngoài trời.
Bao quanh Cụm công trình là một hệ thống tường bao với các hốc tường và các phòng tắm nhỏ, phòng phụ trợ. Phía tây nam của Cụm công trình là một không gian giao tiếp lớn có mặt bằng hình bán nguyệt.
Nguồn nước được cung cấp bởi Aqua Marcia, một kênh dẫn nước đã phục vụ thành phố Rome từ đầu thế kỷ thứ 2.
Công trình bị bỏ rơi vào năm 537 sau Công nguyên, khi kênh dẫn nước bị chiến tranh tàn phá.
Vào những năm 1560, Giáo hoàng Pius IV (trị vì năm 1559- 1565) đã giao cho Michelangelo (nhà điêu khắc, hội họa, kiến trúc và thơ ca, năm 1475 – 1564) thiết kế một Vương cung thánh đường (Vương cung thánh đường Thánh Mary/Basilica of St. Mary of the Angels and the Martyrs) và một tu viện nhỏ bên trong khu vực Nhà tắm.
Sau năm 1575, dưới thời Giáo hoàng Gregory XIII (trị vì năm 1572- 1585), một số không gian còn lại của Nhà tắm được chuyển đổi thành kho chứa ngũ cốc và dầu mỏ của thành Rome.
Sau khi Rome trở thành một phần của Vương quốc Ý (Kingdom of Italy, tồn tại năm 1861–1946), công trình tiếp tục bị thay đổi cho các chức năng sử dụng khác, như nhà thờ (San Bernardo alle Terme), dinh thự, bảo tàng (Museo Nazionale Romano), xưởng vẽ (của nhà điêu khắc Moses Jacob Ezekiel), cung thiên văn…
Vị trí Nhà tắm Diocletian trước đây, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Phối cảnh tổng thể tàn tích Nhà tắm Diocletian trước đây, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Sơ đồ mặt bằng Nhà tắm Diocletian được tái tạo: 1. Phòng tắm nước nóng (Caldarium, gắn với hệ thống sưởi dưới sàn); 2.Phòng tằm nước ấm (Tepidarium); 3. Phòng tắm nước lạnh (Frigidarium); 4. Bồn tắm lớn (Natatio) 5. Sân trong nơi tập thể dục (Palaestra) 6. Lối vào chính; 7. Không gian giao tiếp (Exedra)
Nội thất Nhà thờ Thánh Mary xây dựng trên tàn tích Nhà tắm Diocletian, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Nhà hát Marcellus
Nhà hát Marcellus (Theatre of Marcellus, hình vẽ ký hiệu 21) nằm tại phía tây Trung tâm lịch sử của thành phố Rome, cạnh bờ sông Tiber.
Công trình là một nhà hát ngoài trời, được xây dựng vào những năm cuối của Cộng hoà La mã (Roman Republic, tồn tại năm 509 TCN – 27TCN), nơi tổ chức biểu diễn ca kịch. Ngày nay, công trình trở thành dinh thự.
Công trình được hoàn thành vào năm 12 TCN.
Nhà hát có đường kính 111m, là nhà hát lớn nhất và quan trọng nhất ở La Mã cổ đại với sức chứa 17.580 người.
Công trình trở thành một trong những nhân tố kiến trúc đô thị phổ biến nhất của Thế giới La Mã.
Nhà hát được xây dựng bằng đá sa thạch núi lửa (tuff) và bê tông, bề mặt được lát bằng các viên gạch hình kim cương (opus reticulatum) tạo thành hoa văn và được bao bọc bằng đá vôi màu trắng (travertine). Đây cũng là toà nhà sử dụng gạch nung sớm nhất tại Rome.
Mái vòm, hành lang, đường hầm và đường dốc dẫn vào bên trong ngôi nhà được trang trí bằng hệ thống cột theo thức cột Hy Lạp: Doric ở chân đế, Ionic ở giữa và Corinthian ở tầng trên. Tuy nhiên, phần tầng trên hiện không còn vì bị loại bỏ khi Nhà hát được xây dựng lại vào thời Trung cổ.
Tương tự như các nhà hát La Mã khác, công trình có hệ thống cửa mở ra khung cảnh thiên nhiên xung quanh.
Nhà hát không còn được sử dụng vào đầu thế kỷ thứ 4 và trở thành nơi cung cấp đá xây dựng các công trình khác. Những năm sau này, Nhà hát được sử dụng như một pháo đài, dinh thự của gia đình quý tộc.
Ngày nay, các tầng trên được chia thành nhiều căn hộ và khu vực xung quanh được sử dụng cho các hoạt động dịch vụ văn hoá.
Hình thức kiến trúc của Nhà hát Marcellus trở thành nguồn cảm hứng cho việc xây dựng nhiều nhà hát khác trên thế giới.
Sơ đồ mặt bằng, mặt cắt Nhà hát Marcellu, Trung tâm lịch sử Rome, Ý
Phối cảnh |